Pages

1.5.08

May 01, 2008: Bac Kinh- Trung Quoc

Dinh viet 1 bai ky su ve Thu do Bac Kinh cua Trung Quoc, ai de co theng di tour cua Viettravel truoc minh lam mat rui. copy cua no lun, do mat cong, de mai mot ranh ngoi them vao nhung cho no thieu.hehehe, tien va loi

Phan nay thuoc ve tam linh tien nguong than thu hay 1 nen dua len dau:

Sau khi từ giã một nơi âm khí nặng nề là khu lăng mộ, đoàn khách Nam được đưa đi tẩy khí âm ở một nơi cực dương. Hehe các bác chớ nghĩ vội, nghĩ nhiều đâm lại bậy. Nơi này là một trong chín cổng thành của thành Bắc Kinh cũ, tên gọi là Đức Thắng môn.
Đây là bà con VN đang chiếm lĩnh cổng thành

Đầy bụi

Đức Thắng môn là cổng dành cho các tướng dẫn quân ra trận, vì thế “khí” của nó là chí dương. Nếu cổng này mà âm thì ra trận có lẽ chưa đánh cũng đã âm luôn.
Trong cổng thành này có để một vật trong “tam kỳ” của Bắc Kinh, đó là con tì hiêu bằng đá. Con này là tưởng tượng, ở VN không có. Tam kỳ gồm có tì hiêu, ngọc phỉ thúy với cái gì nữa quên roài.
Tì hiêu có khá nhiều hình khác nhau, tùy vào phong cách điêu khắc mỗi thời đại. Có khi trông nó tựa như con chó nhưng lại có râu. Thời Hán thì làm nó hơi giống con sư tử nhưng trông dễ thương hơn, lưng võng, không có bờm. Đặc điểm chung nhất của con này là không có… cửa sau , và mông rất to.
Con này nằm trong bộ ba thú gác cửa, cùng với sư tử, kỳ lân (hỏa kỳ lân). Sư tử như đã nói thì chỉ dành cho vua chúa, nhà cầm quyền, vì nó oai phong. Kỳ lân dành cho Bao công, cảnh sát tòa án thanh tra, vì nó biết phân biệt ngay gian. Còn tì hiêu thì dành cho nhà buôn, vì cái đặc điểm không có cửa sau và vì tính trung thành của nó. Không có cửa sau nên ăn gì vào cũng giữ hết trong bụng, tượng trưng cho tiền vào mà không ra. Không có gì ra, nên mông của nó phải to hehe .
Con tì hiêu ở cổng thành Đức Thắng môn tương truyền đã có công cứu thành Bắc Kinh khỏi một thảm họa. Có một lần con thú này (bằng đá) đột nhiên bị nứt. Người ta ngồi đoán và cho rằng thành phố sắp gặp nạn. Quả nhiên ít lâu sau có động đất. Nhờ đã đề phòng nên tai họa không gây hại được nhiều. Từ đó con tì hiêu này được coi như thần vật, để tại cổng thành trấn một hướng. Nhiều người đến thăm cổng thành này đã sờ mông tì hiêu :D sướng thật, giá kể... Các tướng ra trận cũng phải vào vuốt ve nó, còn nếu vua ra trận thì sẽ đem nó theo.

Vuốt tì hiêu thần ở Đức Thắng môn

Vuốt tì hiêu phải theo trình tự: Đầu tiên sờ tai nó (hihi làm thân), sau đó vuốt xuống râu để cầu sống lâu, sờ 2 chân trước để cào tiền, vuốt xuôi xuống hông để cầu thăng tiến, cuối cùng xoa vào mông là chỗ chứa tiền của. Cấm kỵ che mắt tì hiêu, vì sẽ làm nó không nhận ra chủ.
Đấy dân Tàu tưởng tượng thế thì có kỳ diệu chưa.
Làm tì hiêu chính hiệu phải qua các giai đoạn rất nhiêu khê. Đầu tiên là đẽo đá ra một con (con này chỉ bày 1 chứ không bày đôi). Đẽo xong rồi, con thú ấy chỉ mới được gọi là Thiên cẩu, giống chó thôi. Chó thì không phải là trung thành nhất mực, theo quan niệm Tàu, ai cho nó ăn nó sẽ theo. Còn tì hiêu thì khác, đã nhận ai là chủ thì nhận mãi hehe ngộ thật. Muốn “nâng cấp” lên tì hiêu, Thiên cẩu phải được đem đến để trong tầng hầm Đức Thắng môn đủ 49 ngày. Trong tầng hầm này có một bảo tàng tiền cổ, hình như thuộc Viện nghiên cứu phong thủy (cũng ở ngay tại đó luôn). Tiền thuộc âm mà Cổng thành lại dương, để đó thì âm dương giao hòa thấm vào con chó trời hic hic keke ặc ặc đóa là nghe vậy thì biết vậy. Sau 49 ngày rồi, con thú (lúc này k biết là con gì nữa) được đem đến Ung hòa cung (Chùa hoàng gia của nhà Thanh, đầu não phái Mật tông ở Trung nguyên) để các cao tăng khai quang điểm nhãn. Lúc ấy nó mới thành tì hiêu thật. Xong đâu đấy lại đem về để ở Đức Thắng môn.
Muốn có tì hiêu về để ở nhà, dân Tàu không mua, mà gọi là thỉnh (dù vẫn mất cả đống tiền). Chủ về sự làm ăn, nhưng mỗi màu tì hiêu lại thiên về một đường khác nhau, như màu trắng hợp với quan chức, màu hồng chủ về duyên khí vận số, màu xanh lợi cho sức khỏe, màu đỏ chỉ dùng cho đàn ông và đen thì đặc biệt riêng cho kinh doanh. Tì hiêu to thì “ăn” được tì hiêu nhỏ, nếu mình bày con nhỏ mà thằng hàng xóm có con to là lôi thôi . Ngoài to, còn phải chọn được đúng tì hiêu đẹp: Đầu ngẩng cao, thân rồng bước hổ, nhất là đuôi xòe chữ bát (trong Hán tự thì chữ bát viết tương tự chữ nhập, tức là vào).
Bác nào cảm thấy thích thì mời sang Tàu rước lấy một em, à quên phải gọi là thỉnh chứ. Còn riêng em thì cái vụ không có cửa sau xem ra không phải là vui vẻ lắm, nên em từ chối làm quen với cái tín ngưỡng này. Hơn nữa giá của nó cũng không dễ thở lắm: Một con to bằng nắm tay cũng đã khoảng 4 triệu đồng VN roài, mà lại không được mặc cả (vì thỉnh mà, có mua bán gì đâu).

ở beijing đến 9h tối cái gì cũng đóng (hoặc khép) hết bác à, nên khó tìm cái con thỏ kia lắm đấy.
Quay lại cái thành cấm chết.
Nhà của vua Tàu xưa tường đỏ ngói vàng, khác hẳn nhà khác. Các hoàng thân thì tường đỏ ngói xanh, quan lại tường đỏ ngói đen, còn nhà dân thì chỉ được tường đen ngói đen (dân đen mà). Không có cái kiểu màu sắc đua nở như nhà cửa bây giờ, tường xanh ngói tím cửa hồng rèm ngũ sắc.
Trong "nhà" thì cửa giả cột kèo đều chạm trổ lung tung cả, nhiều nhất là chạm rồng. Vua là "chân long" mà.



Nhưng có những chỗ rồng được dùng cũng rẻ rúng lắm, chẳng hạn dùng làm cái ống nước. Hóa ra rồng cũng phải chịu cảnh "hạt vào đài các, hạt ra ruộng lầy"


Cửa thì toàn loại to nặng, then cửa cũng phải vài bác Kar mới vác nổi. Khóa cửa to như thế này

Nên mới có vụ nhòm qua lỗ khóa, chứ khóa Việt Tiệp bây giờ thì nhòm có mà toét mắt.
Nhân nói về vụ cửa giả, với tình hình cửa khóa then cài như thế, cộng thêm thành cao hào sâu, dân Tàu khi xem phim thấy em Tiểu Yến Tử toàn phi thân trốn cung điện ra ngoài đi chơi, đều cười. Đời Thanh chưa được đưa vào chính sử (chỉ có "thảo sử") nên nhiều chuyện hư cấu, chứ các đời khác không thấy có em công chúa nào phi thân ra ngoài như thế cả. Ra vào cung điện đâu phải chuyện giỡn. Ngay như chú nào không phận sự mà dám léng phéng đứng trước Ngọ môn (chứ chưa cần bước chân vào) là bay đầu lập tức. Cái Ngọ môn 5 cửa này, cửa giữa chỉ dành cho vua, 2 cửa bên là "văn đông võ tây", còn 2 cửa ngách cho thí sinh thi tiến sĩ. Chả thấy bảo có cửa nào cho Tiểu Yến Tử. Nói phi thân thì trừ khi em ý là vô địch thế giới môn nhảy sào, chứ độ cao khoảng 10m không phải là dễ để nhảy được.
Sông ngòi trong cung điện cũng uốn lượn như thật, tất nhiên là sông đào

Những hàng lan can trong cố cung đều đầy cột chạm rồng hoặc mây


Nhưng nhiều cột chỉ còn tác dụng làm nơi... chim ỉa

Trên các mái nhà đều có đội quân thần thú bảo vệ cho nhà của con trời, tên các con thú thì chả ai biết, toàn tưởng tượng

Còn tên các điện, gác, cửa đều ghi song ngữ Hán - Mãn

Sư tử trong cố cung. Sư tử ở Trung Quốc tượng trưng cho quyền lực, thường chỉ có vua với các quan to mới dám bày sư tử. Dân thường mà bày thì sợ vía sư tử át cả vía chủ nhà. Con sư tử này đang giỡn với con nó, nhưng Fun cứ có cảm giác như chủ đề phải là "sư lớn nuốt sư bé" mới đúng

Trong cung điện cũng còn để rất nhiều vạc đồng, vạc (mạ) vàng, nhưng nghe nói không phải để luộc chú nào cả mà đơn giản là "trụ nước cứu hỏa". Nhưng nhìn vào hình dung là vạc dầu, cũng thấy rợn.
Tiếc là không được đi xem lãnh cung - nơi ở của các bà thất sủng. Nghe nói trong ấy lắm ma. Có hẳn một cung dành cho các bà vợ của vua trước. Khi vua vừa chết xong là các bà này phải dọn ra đó ở, để dành cung điện đẹp cho các bà của vua con. Các bà cũ sẽ sống hết đời ở nơi lạnh lẽo kia mà trong số các bà ý có cả virgins nữa mới chết chứ.

Cố cung là cung điện của vua sống. Còn các vua chết cũng có cung điện của mình. Các bác chắc đều biết sự nhiêu khê của lăng tẩm vua Tàu rồi, không cần phải nói lại nữa. Chỉ xin trình các bác thêm vài hình ảnh về Định Lăng nằm trong khu Thập tam lăng.
Đây là khu lăng mộ của vua nhà Minh. Tất nhiên đất này đã được xem phong thủy hết cả, rồng cuộn hổ ngồi, núi non đều được đặt lại tên sao cho đúng kiểu “tả thanh long hữu bạch hổ”. Không những thế, mỗi lăng mộ được đặt tại đâu đều phải tuân thủ những luật lệ, thủ tục rất chặt chẽ (chủ yếu về phong thủy).
Nghe nói Thập tam lăng nằm gần một mỏ ngọc. Ngọc có tính mát, theo quan niệm Trung Quốc. (Ấm hay mát chỉ mang tính tương đối thôi, âm dương cũng là khái niệm tương đối nên các bác cũng chớ lạ khi có lúc người ta lại nói đeo ngọc làm ấm người). Nhờ vào khí mát của ngọc mà thi thể các vua có thể được giữ lâu hơn. Đó cũng là một phần của khoa phong thủy Tàu.
Định Lăng là mộ của ông vua Vạn Lịch. Tên ông này khá quen thuộc với dân Việt Nam, vì trước đây ta vẫn tiêu đồng tiền Vạn Lịch, chính là tiền do Trung Quốc đúc ra vào đời ông này. Ngoài ra không nghe thấy ông ta có công trạng gì lớn.
Mỗi lăng mộ cũng được kiến trúc như một tòa thành con con, vì vua có chết rồi cũng vẫn là vua. Qua cổng “thành” rồi sẽ tới cái cổng này

Đây gọi là Tử môn hay cửa tử hic nghe mà sợ . Trước đây, cổng này chỉ bán one-way ticket hehe có vào không có ra. Đó là lối đưa quan tài vua đi vào lăng mộ. Những người đi cùng đút túi theo mỗi người 3 thước lụa trắng luôn và báo cắt cơm nhà vĩnh viễn . Thật là một vở bi kịch. Vậy mà không phải ai cũng được chết như vậy. Việc chỉ định ai là người chết theo vua sẽ được vua mới quyết. Hehe đây cũng là một cách sắp xếp lại tổ chức cán bộ thôi, ông mới mà ghét ai thì điều đi phục vụ ông cũ luôn.
Vì cửa tử nó nuốt người như vậy nên gia quyến đi đưa tang đều dừng lại hết ở bên ngoài. Còn giờ đây thì ra vào tùm lum hết cả. Fun cũng lượn ra lượn vào dăm lượt, vẫn sống nhăn nhở.
Tiếp theo đây là cái gì đố các bác gọi tên luôn

Cao chót vót to lừng lững. Nhưng nó chỉ là cái nhà bia thôi các bác ợ. Tức là bên trong nó chỉ chứa mỗi cái bia đá. Bên trong nó đây

Không bình luận gì được .
Lăng mộ thì nằm sâu dưới đất hai mấy thước. Để xây dựng lăng mộ này, đầu tiên người ta đào đất sâu xuống, xây cất nhà cửa (toàn đá) rồi lấp lại chỉ để chừa lối vào. Bên trong có đủ phòng vua, hoàng hậu, lối đi lại. Cửa giả cũng toàn loại nặng nề, then cài bên trong bằng một cơ cấu bên ngoài, tức là đã đóng lại thì người bên ngoài không mở được. Người bên trong cũng không mở được luôn, vì die rồi còn đâu.
Thông thường các vua đều xây lăng cho mình khi đang còn sống. Lăng xây xong, thợ thuyền đều được trả công 3 thước lụa hết. Bí mật mà. Nhưng vì nhiều cụ xây lăng xong lâu rồi vẫn không die, nên phải lưu lại một chú biết đường, để sau còn làm cán bộ đường lối. Khổ nỗi chính chú này vì phải chờ rất lâu vua mới chết, mà có khả năng chính chú ta lại chết trước, nên phải làm vài dấu hiệu nhận biết, ví dụ một tảng đá con con có chữ, hay ghi chép lại đâu đó. Kết quả là cuối cùng càng bí mật càng lộ.
Trong Định Lăng còn dựng lại mô hình cái quan tài của ông vua, to bằng khoảng một cái nhà. Chôn cùng vua còn rất nhiều thùng đồ và vàng bạc. Em Angelina Jolie mà lạc vào đây thì phải biết. Đáng tiếc là các hiện vật khác đã bị mất mát hết cả, bây giờ toàn đồ ví dụ nên Fun cũng thấy không cần chụp choẹt gì. Tóm lại bây giờ đó chỉ là cái hầm rỗng.

Một vài chi tiết kiến trúc khác của Định Lăng:
Lại cột rồng này, đâu đâu cũng thấy

Hoa văn trên tường

Cái này là “hộ” trong môn đăng hộ đối đây các bác

Môn là cái cửa ai cũng biết rồi, nhưng chính xác hơn là chiều cao cái cửa. Chiều cao này thể hiện địa vị của chủ nhà, cửa nhà dân thường thì không thể cao hơn nhà quan được. Còn hộ thì nó đứng hai bên cửa, tức là bề rộng cái cửa. Nhà giàu sang thì cửa mới rộng được. Nếu mà “môn” cao bằng nhau, “hộ” chiếu sang cũng bằng nhau, đăng đối như thế tức là hai nhà xứng với nhau lắm.

Mỗi sáng mở mắt ra trong phòng của khách sạn Đại Quan Viên là Fun lại nghĩ ra ngay việc phải đi thăm anh Giả Bảo Ngọc với chị Lâm Đại Ngọc. Hai anh chị bằng sáp này hiện vẫn ngồi trơ trơ ở trong Đại Quan Viên, phía ngay sau khách sạn cùng tên. Ý nghĩ này xuất hiện liên tục đến tận ngày về, hôm nào cũng nghĩ, vì chả hôm nào đi được. Mới chỉ đánh được hàm răng trên là em guide đã gọi điện giục giã rồi.
Ảnh khách sạn đây. Mà bọn Trung Quốc nó lại dịch tên khách sạn thành Grand View Garden nghe mới chán chứ. Trông chả khác gì cung điện nhưng các bác để ý màu ngói thì sẽ biết là nhà cũng thường thôi.

Di Hòa viên là điểm đến ngày hôm nay. Đây là một trong 5 vườn lớn và đẹp nhất Bắc Kinh. Di Hòa viên đứng thứ 5, là cái duy nhất còn lại đến nay. Bốn vườn khác đã bị phá hủy trong những lần liên quân 8 nước tấn công Bắc Kinh thời Từ Hy. Di Hòa viên cũng bị tàn phá nhưng Từ Hy đã cho phục dựng lại, vì nơi đây có quá nhiều kỷ niệm liên quan đến bà ý. Đây là nơi lần đầu Từ Hy gặp vua, một bước từ cung nữ lên quý phi gì đó, mặc dù bà này thuộc một tộc người thiểu số mà theo quy định không bao giờ được gần vua (tộc này có mối thù với người Mãn rất sâu). Nhờ mưu mẹo + mua chuộc thái giám mà bà này 9 tháng sau đã sinh hoàng tử, cuối cùng lại là con trai duy nhất của vua. Thế là con bà lão nối ngôi và Từ Hy thành Tây thái hậu.
Nhờ “phất” lên từ đó nên Di Hòa viên dù chỉ đẹp thứ 5 trong 5 vườn, cuối cùng lại được bà thái hậu quý nhất. Bà này cho đào hồ trong vườn (rộng lắm phải gần bằng hồ Tây), lấy đất đắp một quả đồi rất cao và xây chùa trên đó. Đây là ngôi chùa

Cận cảnh

Không muốn leo lên vì mỏi chân quá đành đứng chụp từ dưới.
Trong Di Hòa viên có một kiến trúc rất nổi tiếng là cái hành lang dài nhất thế giới (gần 1 km). Hành lang này rất cầu kỳ, trong mỗi gian (gian tức là khoảng không giữa 4 cái cột, hành lang này hình như có khoảng hơn 200 gian) đều có 2 bức tranh. Tổng số lượng tranh thì quên mất rồi. Dưới đây là một số ví dụ





Fun không rành về tranh ảnh lắm, nhưng thấy cũng có nhiều phong cách. Đề tài thì rất phong phú, từ cỏ cây hoa lá cửa nhà đến tuồng tích điển cố, rồi tranh hoành tráng chiến trận… Hằng năm sinh viên mỹ thuật ở Bắc Kinh phải đến đây làm bài tập, tô vẽ lại tranh, chú nào làm xấu sẽ bị điểm kém. Vì thế tranh ở đây vẫn mới.
Đi dọc theo hành lang nhìn ra hồ cảnh trí cũng thơ mộng phết

Trong vườn mà cũng không quên tỏ ra có uy, đây là con kỳ lân mọi người nhìn xem có giống gì với kỳ lân VN không nhé

Con này Trung Quốc còn gọi là Hỏa kỳ lân, vì đi đâu nó cũng mang theo một cục lửa (trong ảnh là ở ngay phía trước, dưới chân đấy).
Điêu khắc trong Di hòa viên: Mây bay gió lượn

Phần chân đế của tảng đá Bại sản

Tảng đá này ít người chụp ảnh cùng, vì tên nó xấu. Nghe đâu tảng đá này xưa được lấy lên từ Thái hồ. Có một ông quan muốn đem về nhà để bày, nhưng chưa đem về được thì đã thấy tốn kém quá nên bỏ lại giữa đường. Vì thế tảng đá mang cái tên xấu. Có lần vua đi đường mới nhìn thấy, muốn mang về cung để bày, thì Lưu Dung (tức Lưu gù đấy các bác ạ) mới can rằng đây là đá bại sản, xấu. Nhưng vua đã trót tỏ ý muốn mang về rồi, mà Lưu gù lại dám làm trái ý. Ông trung thần nổi tiếng thấy sợ bèn nói chữa rằng: Đá thì tên như vậy, nhưng mà vua đã nhìn thấy thì tức là có duyên, là ý trời. Trời đã muốn vua mang đá này về mà không mang về là nghịch ý. Hehe hóa ra đồng chí này cũng biết nịnh đấy chứ. Vua đẹp lòng lắm, nhưng cũng hơi lo, nên mới sai người mang về để trong… nhà của thái hậu hehe thâm thật. Vì đá quá to nên phải phá một phần cửa ngách mới đưa vào trong được.
Fun cũng kiêng kỵ lắm nên không thèm chụp (với lại chả thấy đẹp gì hehe mình không phải vua), nên chỉ chụp tí ti phần chân đế. Vì là đá vớt dưới hồ lên nên chân đế khắc họa toàn sóng nước.
Nói chung đây là chỗ ăn chơi, nhưng mà kiểu cổ rồi các bác không cần quan tâm. Chả có cái gì như kiểu bác bớp hỏi đâu. May ra bác quan tâm đến chú Lý Liên Anh – thái giám thân cận sủng ái của Từ Hy thái hậu hehe.

Sau khi đã từ chối cái tín ngưỡng mông to nọ, nhà Fun được dắt đi thăm một cái di tích nữa gọi là Thiên đàn (Đàn tế trời). Bác nào hay chiến AOE thì thế nào cũng thấy cái hình này quen quen:

khi các bác B rồi Ctrl+O là ra cái món này đây, nếu chọn chơi sắc dân Trung Quốc.
Cận cảnh cái chóp

Phía bên trong (hic nó không cho vào, mà lại muốn chụp cái vòm mái bên trong nên thò tay chụp đại)

Bên ngoài

Thiên đàn là nơi vua Tàu đến tế cha (thì vua chả là Thiên tử mà), cầu mùa màng tươi tốt mưa thuận gió hòa. Túm lại, nói theo kiểu bây giờ thì đây là trung tâm mê tín dị đoan hạng nặng.
Gọi là Thiên đàn nhưng nó không phải chỉ có một cái chóp như vậy, mà là cả một quần thể rộng lớn. Đi bộ cũng mỏi cẳng mới hết. Kiến trúc thì cũng như các cung điện, lăng tẩm, chả có gì đặc sắc hơn. Đầu rồng ở mái tường đây

Còn cái cột cao nghệu này, chả phải cột treo cờ quạt gì mà chỉ là để treo đèn lồng

Tất nhiên ở nơi gọi là Thiên đàn này, đèn lồng không phải để vua dùng treo trước phòng bà phi bà tần nào hehe ở đây cấm ngặt. Vua muốn đến làm lễ ở đây còn phải trai giới ăn chay ngủ... chay cả tháng cơ mà (chắc mụn lên đầy mặt quá). Nếu ai hỏi về công dụng của cái đèn lồng treo cao cao này thì Fun nghĩ chắc là treo để treo thôi.
Trong quần thể này còn có một nơi gọi là Hồi âm bích (bức tường hồi âm), xây thành hình tròn. Nghe đâu bức tường này có công dụng là bọn ở phía ngoài mà đứng nói thì thầm gì ở phía trong nghe thấy hết. Cả bọn cũng thử xem nhưng chắc vì có quá đông người (hehe khoảng mấy trăm người đều muốn thử) nên rút cục chả ai nghe thấy ai. Sốt tiết lên có chú mới hét tướng "có nghe thấy gì không" hehe làm anh em sướng quá, vì cuối cùng cũng nghe thấy.
Chỗ này cũng chẳng đặc sắc gì mấy nhưng nếu các bác đi tour thì kiểu gì cũng đến đây, khó thoát lắm.
Ngày nay thành phố Bắc Kinh đã mở rộng khu vực này thành một công viên lấy luôn tên là Thiên đàn. Cảnh trí trong công viên trông như ở tây ý

Các cụ phụ lão ngày ngày vào đây tụ tập nghỉ ngơi, thể dục thể thao, cờ bạc giải trí vui vẻ lắm. Mà các cụ không phải chỉ chơi một lúc buổi sáng như ở mình đâu, thấy chơi suốt ngày.
Đây là mấy cụ đang múa lụa chuẩn bị cho vụ Olympic sang năm đây

Còn các cụ không phải làm gì cho Olympic thì ngồi chơi suông

Fun cũng thử nhào dzô chơi một môn thể thao lạ mắt, dùng cái vợt vải để vợt một quả bóng, động tác trông như thái cực quyền

Các cụ còn xoa mạt chược, chơi bài, đánh cờ, domino, hát kinh kịch lung tung cả.
Còn phía bên ngoài cách công viên cũng không xa mấy

Ăn xin. Cũng chẳng khác gì VN hay bất kỳ nơi nào trên đời.

Các bác nào đã từng đi Huế chơi chắc biết có một thứ ở Huế làm được, gọi là pháp lam. Nôm na là đồ đồng tráng men. Bên Tàu cũng làm được món này, chả biết ai bắt chước ai . Fun có đến thăm một xưởng chế tác đồ Cảnh thái lam (tức chính là pháp lam ở mình), xin cung cấp một số thông tin khách quan cho bà con có dịp khác sẽ tham khảo kỹ hơn.
Trung Hoa vốn dĩ nổi tiếng với đồ gốm sứ, nhưng thật ra các loại bình lớn bày biện trong nhà của họ lại không phải gốm sứ mà là đồ Cảnh thái lam, cốt bằng đồng tráng men màu. Lý do của việc làm đồ đồng thay đồ sứ là như thế này:
Trong văn hóa Hán, việc trưng bình không phải chỉ để cho đẹp (tất nhiên không ai trưng bình xấu), mà có ý nghĩa tinh thần của nó. Cái bình luôn luôn được đặt trên một bục gỗ, gọi là cái an, như vậy có nghĩa là bình an. Trưng luôn 2 cái bình 2 cái an nghĩa là bình bình an an. Chưa hết, cái bình còn được làm rất "quy chuẩn" về chiều cao, thường là 18 phân, 99 phân, hay 1 thước 8. Tính theo kiểu chơi số đẹp bây giờ thì các số này đều có tổng là 9, đọc là cửu. Cao cũng nghĩa là dài, đọc là trường. Ghép lại là trường cửu. Bình an trường cửu, trưng cái bình ra nghĩa là như vậy.
Thế mà nếu làm bằng sứ, chả may trong nhà có trẻ con hiếu động tay chân hay táy máy, nó làm đổ vỡ, thì ôi thôi còn gì là bình an trường cửu nữa. Không vỡ tan tành thì cũng sứt mẻ nghiêm trọng. Cho nên để chắc ăn, giữ cho bình an được trường cửu, tốt nhất là làm bằng cái thứ có đổ xuống thì lại dựng lên là xong.
Còn về cái tên Cảnh thái lam thì được giải thích là đời Cảnh thái đế (nhà Minh), loại đồ này được làm thịnh nhất. Trong cung vua cũng dùng toàn đồ đồng tráng men. Mà men được vua chuộng nhất là men lam, cho nên thành tên. Chả biết có đúng không.
Quy trình làm đồ Cảnh thái lam: Đầu tiên là phải chế ra cái cốt bằng đồng

Trơn trụi như vậy, nhưng đảm bảo không vỡ.
Sau đó người ta cắt các sợi dây đồng rất mảnh thành những hình hoa văn mong muốn và gắn vào cốt bình bằng keo, rồi cho vào lò nung để hoa với bình dính liền lại, thành cái bề mặt như thế này

Xong rồi, bắt đầu tráng men. Chỗ nào cần màu gì thì men màu đó, mỗi màu phải nung một lần. Người ta nung rất nhiều lần để có màu sắc và hoa văn đúng ý. Sau cùng, đem món đồ ra đánh bóng để làm bằng mặt men với hoa văn bằng đồng. Có thể tráng thêm một lớp men trong nữa ra ngoài cùng. Kết quả


Nhà Fun chả biết sự thực thì xuất xứ món pháp lam/Cảnh thái lam này từ đâu. Nhưng cứ xem các món đồ, có lẽ dân Tàu làm cũng không... xấu hơn đồ của VN lắm nhể

Chợ Vương phủ tỉnh. Cuối cùng thì cái ngày mong đợi của dân du lịch VN cũng đến: Đi chợ. Vương phủ tỉnh là phố buôn bán nổi tiếng Bắc Kinh, một địa chỉ khó bị bỏ lỡ trong lịch trình tour. Tên phố sang trọng, cũng có tích của nó: Ngày xưa ở khu vực này cũng có vài cái vương phủ thật. Còn tỉnh thì không phải tỉnh huyện, mà là cái giếng. Người hầu trong các vương phủ thường ra giếng này gánh nước. Nhân tiện, các cô các cậu vừa chờ nhau vừa buôn, tám. Ở đâu tụ tập là ở đó có chợ, lập tức hình thành luôn một cái chợ Giếng vương phủ. Hồi đấy chắc là cũng dân dã thôi, bây giờ nó mới đổ đốn ra buôn bán những thứ đắt đỏ.
Phố này cũng có một đoạn như phố đi bộ nhà ta, nhưng nó rộng gấp khoảng 10 lần. Hai đầu trồng cột để xe cộ khỏi mon men. Dọc phố, toàn là siêu thị, super store sang gần chết. Ấy thế nhưng, đúng kiểu Trung Quốc, vẫn cứ mặc cả được hehe. Cắt ngang Vương phủ tỉnh có một con phố bán đồ ăn vỉa hè trông vui đáo để, toàn đồ nướng là chính vì trời rét. Một số món đồ được sử dụng bởi AP có xuất xứ ở phố này
Quang cảnh phố vào buổi tối

Ban ngày. McDonald chen lẫn với mái ngói

Dân Tàu đời mới cũng tự nhiên lắm, đi siêu thị mà ôm nhau kiểu này

Ngoài đường có bày dăm ba cái tượng đồng. Một em chắc cũng là khách tham quan khoái chí thử làm thực dân

Nói thật thì Fun không thích cái chợ này lắm vì đồ nói chung là đắt. Trước đây, phố này cũng có rất nhiều hàng nhái. Để chuẩn bị cho Olympic, chính quyền làm một đợt truy quét các loại hàng hóa này (chả biết có hết không nhỉ?) và chuyển về vài chợ khác bán rẻ cho hết. Trong số này có chợ Nhã Tú hehe tên hay kinh. Thể theo nguyện vọng của cả đoàn, em guide phải cho tất cả về chợ này chơi.
Diễn tả về chợ này: Kinh hồn. Nó không phải cái chợ lộ thiên như mình hình dung, mà là một trung tấm buốn bán hẳn hoi, có 3 tầng 1 hầm. Chia ra các kiosque như kiểu hội chợ nhà mình. Hàng hóa cũng phong phú đủ loại. Cái đặc sắc nhất làm nên sự kinh hồn của Nhã Tú là vụ nói thách - mặc cả. Đại khái là cứ nói 10 thì mặc cả 1 mua vào, coi như hớ to. Không có công thức nào cả, có một bà chị cao thủ đã mặc cả một món được quát 800 đồng xuống còn có 30 đồng. Nói để bà con nhà ta rút kinh nghiệm sau này có đi còn biết: Bọn nó bán hàng tuyệt không có chửi bới đốt vía hay đánh mình đâu, mặc cả cứ thoải mái. Và nhất là không được ngượng, đừng xấu hổ, đừng sĩ diện. Mặc cả xong không mua thì đi hehe nếu đi được, vì bọn nó sẽ kéo áo đấy.
Bác nào hiện đang sử dung ví hay túi trông giống giống Gucci hay LuisVuitton do nhà Fun cung cấp, sozi, là hàng ở đây . Không có món nào trong số ấy giá hơn 80.000 đồng VN hehe.

DU LỊCH TRUNG QUỐC
Hàng Châu – Tô Châu - Thượng Ha i - Bắc Kinh – Thẩm Quyến
08ngày 07 đêm "New"
Ngày Chi tiết tour Hình ảnh
Ngày 01

Tp. Hồ Chí Minh – Quảng Châu – Hàng Châu ( Ăn tối )
Xe và HDV Công ty Vietravel đón Quý khách tại 190 Pasteur Q.3 TP.HCM, đưa ra phi trường Tân Sơn Nhất đáp chuyến bay đi Hàng Châu quá cảnh tại Quảng Châu. Đến Hàng Châu, xe và hướng dẫn viên địa phương sẽ đón đoàn đưa đi ăn tối. Nhận phòng tại khách sạn Huang Long (3 sao) hoặc tương đương

Ngày 02

Hàng Châu – Tô Châu ( Ăn ba bữa )
Ăn sáng tại khách sạn. Quý khách tham quan Tây Hồ, quý khách được tham quan ngoạn cảnh quanh hồ, vườn trà Long Tĩnh. Tham quan Miếu Nhạc Phi. An trưa. Sau đó khởi hành đi Tô Châu bằng xe máy lạnh. Ăn tối. Nghỉ ngơi tại khách sạn Dongfangju ( 3 sao) hoặc tương đương

Ngày 03

Tô Châu –Thượng Hải ( Ăn ba bữa )
Ăn sáng tại khách sạn. Quý khách tham quan Vườn Sen, Hàn Sơn Tự, xưởng sản xuất tơ lụa nổi tiếng của Tô Châu. Sau đó khởi hành đi Thượng Hải. Đến Thượng Hải tham quan chùa Ngọc Phật, tháp Truyền Hình Minh Châu Đông Phương (không bao gồm vé lên tháp), Bến Thượng Hải, xưởng sản xuất ngọc trai, khu phố Đông. Ăn tối và nhận phòng tại khách sạn Green Tree Inn (3 sao) hoặc tương đương.

Ngày 04

Thượng Hải – Bắc Kinh ( Ăn ba bữa )
Sau khi ăn sáng, quý khách tập trung ra phi trường đáp chuyến bay sang Bắc Kinh. Đến Bắc Kinh, quý khách sẽ được xem chương trình xiếc đặc sắc do cac nghệ sĩ Trung Quốc biểu diễn. Ăn tối với món vịt quay Bắc Kinh nổi tiếng .Nhận phòng khách sạn Li chang (3 sao) hoặc tương đương

Ngày 05

Bắc Kinh ( Ăn ba bữa )
Sau khi ăn sáng tại khách sạn, quý khách tham quan Vạn Lý Trường Thành, một trong những kỳ quan của thế giới, công trình nhân tạo duy nhất trên thế giới có thể nhìn thấy từ mặt trăng, Thập Tam Lăng – nơi thờ phụng 13 ngôi mộ Thời nhà Minh. Tham quan Di Hòa Viên - Cung Điện Mùa Hè. Ghé thăm cửa hàng vàng bạc đá quý, hiệu thuốc nổi tiếng Đồng Nhân Đường. An tối, tự do mua sắm tại phố Vương Phủ Tỉnh. Sau đó trở về khách sạn nghỉ ngơi.

Ngày 06

Bắc Kinh ( Ăn ba bữa )
Ăn sáng tại khách sạn. Quý khách tham quan Tử Cấm Thành – nơi nổi tiếng trên thế giới với hàng trăm bộ phim nói về 24 đời vua Trung Hoa đã định đô tại đây, tham quan Quảng Trường Thiên An Môn (Quý khách sẽ được tặng một bức ảnh kỷ niệm tại đây, tham quan Thiên Đàn, Thành Lầu Đức Thắng Môn. Ăn tối và trở về khách sạn nghỉ ngơi.

Ngày 07

Bắc Kinh - Thẩm Quyến ( Ăn ba bữa )
Sau khi ăn sáng tại khách sạn. Quý khách khởi hành ra sân bay đón chuyến bay qua Thẩm Quyến. Đến Thẩm Quyến, tham quan công viên Liên Hoa Sơn, tượng Đặng Tiểu Bình, Cửa Sổ Thế Giới. Tự do mua sắm tại chợ Dong Mon. Nhận phòng tại khách sạn Ambassador (3 sao) hoặc tương đương.

Ngày 08

Thẩm Quyến - Quảng Châu - Tp. Hồ Chí Minh (Ăn sáng , trưa)
Sau khi ăn sáng, khởi hành đi Qủang Châu. Quý khách ghé thăm Đông y Bảo Thị đường. Tự do mua sắm tại phố Bắc Kinh cho tới khi ra phi trường đáp chuyến bay về Tp. Hồ Chí Minh . Tại sân bay Tân Sơn Nhất xe và hướng dẫn viên của Vietravel sẽ đón quý khách đưa về Công ty Vietravel – 190 Pasteur, Q.3. Kết thúc chuyến đi.


2 comments:

DEADEYES said...

Rồi, bị mấy thằng tua nó dụ khị rồi! Con này Bì Hươu chứ ko phải Tì Hiu :P Vuốt con này vuốt cái cánh chứ không phải hông, pa này đi mà không chú ý gì cả. Đi tua nó dắt cho một loạt nơi, đi vậy mới đã. Còn khu mua sắm trong bài nói là "đồ chuối", mấy thằng tua nó barê hết rồi, đi phải tự đi những chỗ khác mới thấy cái gọi là "thiên đường mua sắm", TQ thì chỗ nào cũng hàng nhái cả, ku nào viết bài này "nhà quê thấy ghê", làm như mới lần đầu tới được khu mua sắm 3 tầng vậy! Khu Vương Phủ Tỉnh là khu "nhà giàu", mê đi rồi coi "viêm màng túi" không thì biết, cái phố bán đồ ăn cũng vậy, ăn bậy bạ đau bụng không ghê thì thôi. Phải đi những nơi mà chỉ tốn 100 tệ vác về cả đống đồ tốt thì mới gọi là "good"! Về chửi nó lại đi anh! :P

[3G]: Games - Girls - Gold said...

uà,Bì Hươu, Tì Hiu hay kỳ Hươu deu dung ca vi chu goc cua no chua co tu chuan neo ca, nen theo tung vung mien va tung theng huong dan ma ra cac tu khac nhau. Vuong Phu dung la noi cua dai gia, nhug bon huong dan no deu lem, dan di co sang truoc,hai ngay cuoi no moi dan di cho hang nhai va hang trung cap o Dong mon lo (Tham quyen) va bac kinh lo (Quang chau) thi pa kon da het sach tien, neu con tien du tru thi doi tien te sam tip, con het dan thi chi bit dom ma ghien thui.hehehe, e no thuoc style bao thu chi co VN la no1, con TQ thi cho du co co neo cung k qua dc VN nen cung dang thong cam cho nhung nguoi co tinh than dan toc cao, khong dang trach, khong dang trach