Pages

30.9.06

Giải đáp hiện tượng 'chiếc mâm quay'




Image



Đặt tay trực tiếp lên mặt mâm.

Ảnh: SK&ĐS.




Nhiều người đặt tay lên mặt một chiếc mâm. Đọc thần chú và nó sẽ... tự quay. Trò chơi "kỳ lạ" này có ở miền Nam nước ta, được nhiều người cho là thần bí. Các nhà khoa học đã thí nghiệm và kết luận mâm quay là do... lực cơ học, chứ chẳng phải do tác dụng thần bí nào cả.


Hiện tượng mâm quay


Trò chơi dân gian này đã xuất hiện ở nước ta từ hàng trăm năm trước, được lưu truyền chủ yếu ở một số tỉnh phía Nam (Bình Định, Lâm Đồng, Đà Nẵng..). Mâm quay có cấu tạo hình tròn, được làm bằng gỗ, đồng, nhôm hoặc thuỷ tinh. Mâm được thiết kế đặt trên một ổ trục để giảm ma sát khi quay. Người tham gia chơi đứng quanh, đặt tay lên mâm và "ra lệnh" liên tục trong đầu: "Hãy quay"...


Quay thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ là do người chơi quy ước với nhau khi bắt đầu thực hành thí nghiệm. Người chơi đọc liên tục và khi thấy mâm bắt đầu quay (hoặc cảm giác mâm có xu hướng quay) thì nương theo chiều quay của mâm mà đi theo, không được cản lại. Khi mâm đã quay rồi, muốn dừng lại thì mọi người cùng đọc: "hãy dừng lại". Đọc liên tục cho đến khi mâm dừng hẳn lại mới nhấc tay ra. Như vậy, khi mọi người đặt tay lên mâm và cùng đọc khẩu lệnh thì mâm sẽ vâng lời và quay (hay dừng) theo đúng câu thần chú mọi người đang đọc.


Vậy thực sự mâm quay có hiểu được ý nghĩ của con người không?


Cuộc khảo nghiệm mâm quay


Để tìm lời giải đáp, Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã lập một đoàn công tác để khảo sát, tìm hiểu bản chất của hiện tượng này. Theo nhận định ban đầu của Hội đồng khoa học UIA, mâm có thể quay được khi và chỉ khi có một lực nào đó tác động vào mâm tạo ra mômen quay - lực này nằm trong mặt phẳng của mâm, có phương vuông góc với bán kính quay (tức là tiếp tuyến với đường tròn quay).


Có 4 nguyên nhân có thể tạo ra mô men này, đó là:


- Tác động của điện từ trường,

- Tác động của lực sinh học,

- Tác động của lực cơ học và

- Tác động của sức mạnh siêu hình hay cõi giới tâm linh.


Đoàn khảo sát chọn địa điểm khá nổi tiếng về hiện tượng mâm quay, là nhà hàng Phong Lan cạnh chùa Tàu, Đà Lạt, nơi báo chí nói nhiều trong những năm qua. Chủ nhà hàng dành riêng một căn phòng để chuyên biểu diễn tiết mục này.


Chiếc mâm quay làm bằng gỗ, đặt trên một ổ trục quay được thiết kế khá công phu. Chủ nhà giới thiệu đây là chiếc mâm "gia truyền", có từ thời ông nội, đồng thời giới thiệu cả cuốn sổ ghi cảm tưởng của du khách về sự kỳ diệu của mâm quay.


Trước hết, đoàn công tác lật chiếc mâm ra khỏi ổ trục quay, kiểm tra xem trong đó có cài các thiết bị có thể bị ảnh hưởng của sóng điện từ điều khiển từ xa hay không. Phương án này nhanh chóng được loại bỏ vì chẳng tìm được thiết bị nào, hơn nữa từ xa xưa, chiếc mâm đã được biểu diễn như vậy, mà lúc đó cũng chưa thể có thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng điện từ như bây giờ. Trong đoàn khảo nghiệm còn có một số nhà ngoại cảm nổi tiếng, họ cho biết không hề tìm thấy sự can thiệp của cõi giới tâm linh trong căn phòng này.


Như vậy đã loại bỏ được hai khả năng là mâm quay được do tác động của lực điện từ và cõi giới tâm linh.


Thí nghiệm dương tính


Để tiến hành thí nghiệm dương tính, nhóm nghiên cứu đã làm theo đúng quy trình như các nhóm khác làm trước đây: Mọi người đứng xung quanh, đặt tay trực tiếp lên mặt mâm và đọc lệnh cho mâm "quay". Lần đầu ra lệnh mâm quay theo chiều kim đồng hồ. Sau hơn 4 phút đọc "thần chú", mâm từ từ quay, càng lúc càng nhanh. Sau khoảng 5 phút, mâm được yêu cầu "dừng lại". Thí nghiệm được lặp lại, nhưng ngược chiều kim đồng hồ. Lần này, chỉ khoảng 3 phút mâm đã quay và khi muốn dừng lại cũng chỉ mất hơn 1 phút.


Thí nghiệm âm tính


Cuộc thí nghiệm lần ba, giao cho mỗi người tham gia một quả cầu, cỡ quả bóng bàn. Lần này mọi người không đặt tay trực tiếp lên mặt mâm như trước mà phải đặt tay thông qua quả cầu trên mặt mâm. Các quá trình đọc "khẩu lệnh" vẫn y nguyên như trước. Nhưng kỳ lạ thay, mọi người đọc đến 30 phút mà mâm vẫn không nhúc nhích. Dù đổi "khẩu lệnh" đọc ngược lại mâm vẫn trơ trơ bất động.


Người chủ nhà rất ái ngại, thốt lên: "Từ trước tới nay, chưa có vụ nào làm thí nghiệm mà mâm không quay. Các bác là nhóm đầu tiên đọc thần chú mà mâm không chịu nghe lời".


Lý giải về hiện tượng mâm quay


Theo ông Vũ Thế Khanh, thành viên nhóm nghiên cứu của UIA, khi tay người chơi không tiếp xúc với mặt mâm mà phải gián tiếp thông qua mặt cầu, người chơi chỉ có thể tác dụng lực vuông góc với mặt mâm (mà phương này thì không gây ra mômen quay cho mâm). Quan sát kỹ các lần làm thí nghiệm, thấy rõ: người chơi dù vô tình hay cố ý đẩy tay đi thì quả cầu lập tức lăn ngay, không truyền lực ngang xuống mâm được nữa. Cách đặt lực như vậy đã làm cho mâm hết "phép lạ".


Thông qua thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu kết luận không hề có tác động của lực sinh học hay lực lượng siêu nhiên nào đó như mọi người vẫn nghĩ. Thực tế, mâm chỉ có thể quay được khi và chỉ khi người chơi đặt tay trực tiếp vào mâm tạo mômen quay cho mâm. Nếu lực này bị khử mất do quả cầu lăn thì mâm không thể quay được.


Nhưng lực cơ học gây mô men quay do đâu mà có?


Khi người chơi đặt tay trực tiếp lên mặt mâm, liên tục đọc khẩu lệnh thì tâm lý phát sinh tự kỷ ám thị, dần dần bị rơi vào ảo giác: hình như đang có lực vô hình nào đó làm cho mâm quay và cảm thấy mâm "chuẩn bị quay", nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay quy ước trong đầu. Khi đó, vô tình hay hữu ý đã gia tăng lực vào mặt mâm. Cứ như vậy, mâm sẽ quay càng lúc càng nhanh hơn. Đấy là chưa kể đến trường hợp trong số đó có một người cố tình đẩy cho mâm quay. Quá trình dừng mâm lại cũng theo nguyên tắc ấy mà phát sinh tâm lý tương ứng.


Như vậy, hiện tượng mâm quay là do các lực cơ học tạo ra, chẳng phải là tác động thần bí nào cả. Thật ra, người chơi chưa thực sự trong trạng thái "vô tư", chưa thực sự "vô thức". Do vậy, khi đọc khẩu lệnh họ dần bị rơi vào ảo giác và dĩ nhiên phát sinh hiệu ứng của lực "tự kỷ ám thị". Hiệu ứng này là thủ phạm gây ra lực cơ học tạo mômen quay cho mâm. Tuy nhiên, người chơi không hề nghĩ chính mình là thủ phạm, chính mình bị tự kỷ ám thị nên khi thấy mâm quay thì cho rằng do yếu tố khách quan nào đó.


Cùng thí nghiệm trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành với những người có công phu tu thiền hoặc yoga thì mâm không hề quay (vì họ đã tạo được trạng thái vô thức nên không bị chi phối bởi hiệu ứng của sự "tự kỷ ám thị").


(Theo Thế Giới Mới)

25.9.06

Xách tay máy tính xách tay, giá hấp dẫn, bảo đảm hàng mới về!

Chào Anh Em,



Mua máy của mình, khách hàng được gì?

1- Chuyển chủ quyền máy tính từ Dell

2- Bảo hành 3 tháng



Mình mới nhập về 2 cấu hình sau:



Dell INSPIRON E1505 (tên khác là INSPIRON 6400), số lượng 12, cấu hình:

  • Intel Duo Core T2050 1.6GHz (2MB/533Mhz)
  • RAM: 1GB/533Mhz
  • HDD: 80GB SATA
  • VGA: 256MB ATI MOBILITY™ RADEON® X1400 HyperMemory™
  • DVD+-RW 8x Double Layer
  • 15.4" gương
  • Pin 6 cell
  • Windows XP Media Center
  • 4USB / Card Reader / 1 IEEE1394 / 1 out TV / 1 out VGA / 1PCMCIA
  • Máy có tính năng xem DVD ko cần vào Windows
Máy còn mới 100% chưa tháo bất cứ cái gì ra hết ngay cả hộp xốp cũng vậy, giá là 1160. Bảo hành 3 tháng





Dell INSPIRON E1405, số lượng 5, cấu hình:

  • Intel Centrino Duo Core T2050 1.6GHz (2MB/533Mhz)
  • RAM: 512MB
  • HDD: 80GB SATA
  • VGA: Intel 950GM
  • DVD+-RW 8x Double Layer
  • 14.1"
  • Pin 6 cell
  • Windows XP Home
  • 4USB / Card Reader / 1 IEEE1394 / 1 out TV / 1 out VGA / 1PCMCIA
  • Máy có tính năng xem DVD ko cần vào Windows
Máy còn mới 100%, giá là 960. Bảo hành 3 tháng







Liên hệ: Ngọc home fone: 088394597, cellfone: 0913799875 (số này là tiện nhất). Hay YIM: snakeyesight



Thân.

24.9.06

Yahoo! 360° Themes




How to install this theme

 Signin your Yahoo! 360ø, goto this URL to

   get this theme's style color:

   http://360.yahoo.com/mrtuanduong_theme_25 (thay so 25 bằng các số 1 đến 24), click on "Make this theme mine
" hyperlink.



   + Click on "
My Page tab, then click







   "Edit custom theme
". Upload images included in

   this file, click "Save" button. Done! Have fun!







"Thinking of you"



Tự nhiên có hứng nên làm một cái theme trước khi đi về nhà Image, hy vọng mọi người sẽ thích Image. Hôm nay tình cờ được biết blog của mình có trong danh sách bình chọn Blogger hot nhất hiện nay do bạn Angel tổ chức. Mình thì không đăng kí dự cuộc thi này nhưng bạn Angel đã ưu ái đưa lên, thôi thì cứ để xem sao vậy Image...









Địa chỉ xem trước







Địa chỉ download








Theme Yahoo! 360° - "Rhythm of the Rain"


Image magnify
Địa chỉ download


Theme Yahoo! 360° - "Love hurts"


Image magnify

Tự nhiên lại có một cái theme mới này Image. Sau 1 tuần không làm được cái theme nào thì hôm qua sản xuất được 1 cái, hôm nay thêm 1 cái cho máu Image. Có thể chỉ lát nữa sẽ có thêm 1 cái nữa đấy Image...


Địa chỉ xem trước


Theme Yahoo! 360° - "Road to the Heaven"


Image magnify

Cả tuần vừa rồi bận quá chẳng làm được cái theme nào Image thế nên hôm nay cố thức khuya làm 1 cái mới vậy Image. Theme làm trong lúc buồn ngủ nên nó không được đẹp như những cái trước, mọi người thông cảm nhé Image


Theme Yahoo! 360° - "Autumn Leaves"



Image magnify

Theme làm trong thời gian chờ vợ đi học về Image, cảm hứng sáng tác chợt đến từ 2 câu thơ này Image:


Thu đi để lại lá vàng

Anh đi để lại cho nàng thằng cu
 

Skins


Add color to your Yahoo! Messenger and IM windows with Messenger skins. Skins are a simple way to personalize the look of Yahoo! Messenger. You can make it look professional with the Classic skin or a little more fun with Indigo or Maverick Blue.


Download extra skins

Image

Celadon

Cool shades of jade and turquoise. Download


Image

Bronze

Earth tones. Download




Image

Pink

By popular demand. Download


Install the skins

  1. Open the .zip file with WinZip.
  2. Extract all the files into C:\. Make sure that "Use folder names" is checked. If Yahoo! Messenger is installed on a different hard drive, replace "C:\" with the appropriate drive letter.
  3. Select Change Skin... from the Messenger menu.

**********************************************************************


Nếu các bác có một cái blog của Yahoo! và muốn làm tăng nhanh số lượng "Total Page Views" mà không cần phải nhọc công viết blog...Image rồi đi spam quảng cáo...Image...đi giới thiệu blog khắp mọi nơi Imagethì hãy download cái phần mềm này về và cài nhé:


http://rapidshare.de/files/30568546/cheat.rar.html



Phần mềm được viết bằng PHP, các bác cần một freehost hỗ trợ PHP như  http://www.t35.com... , upload nó lên rồi chạy. Hoặc các bác cũng có thể chạy nó trên máy nhà mình trong điều kiện máy của các bác có kết nối internet ADSL. Lưu ý, các bác phải cài webserver và PHP để chạy phần mềm này.




Đây là địa chỉ 1 blog đã áp dụng phần mềm này trong việc tăng pageviews, các bác thử truy cập để xem hiệu quả của phần mềm này nhé :Image ( tiếc là chủ nhân blog đã hide đi dồi Image)



http://360.yahoo.com/profile-KQw0dj08abKi7Z2kXHq74Novvg--?cq=1



Để đạt hiệu quả cao nhất thì bạn kiên trì làm theo chỉ dẫn sau đây:

 NẾU CÁC BÁC CÀI PHẦN MỀM NÀY TRÊN SERVER

+ Các bác nên sử dụng freehost của t35.com vì host này hỗ trợ 1 số extension của PHP cần thiết cho phần mềm này chạy mà một số freehost khác không có. (host 5gigs cũng có thể chạy được phần mềm này)

+ Reg khoảng 5 acc host ở t35, rồi upload phần mềm này lên

+ Mở 5 cửa sổ IE ra và chạy phần mềm vừa cài trên 5 cái acc t35 vừa reg, nhập địa chỉ URL vào blog của các bác, lưu ý không nhập địa chỉ ở dạng simple URL (
http://360.yahoo.com/yourblog) mà phải nhập 1 cái đại loại như thế này (http://360.yahoo.com/lists-aSBoqzcic6d7IaLhJAO.smiv9MMu) vào ô blog URL. Nên lấy địa chỉ URL ở phần list (cái phần viết sở thích của các bác) trong blog ấy

+ Điền số lần chạy là 200

+ Điển thời gian là 600 (10 phút nó sẽ tự refresh 1 lần)

+ Click OK và cứ để máy tính đấy rồi đắp chăn đi ngủ Image

+ Sau 1 ngày chạy, pageview có thể tăng lên từ 30k - 100k tùy vào tốc độ đường truyền

+ Reg càng nhiều acc t35, mở càng nhiều cửa sổ rồi cùng chạy thì tốc độ lên càng nhanh



-------------------



DÙNG LOCALHOST thì cũng tương tự đấy ạ, mở khoảng 5 cửa sổ và nhập thông tin như vừa rồi và cũng đắp chăn đi ngủImage Sáng ngủ dậy sẽ thấy hiệu quả ngay.Image





Đã có 1 người áp dụng phương pháp này, reg 10 cái acc t35 rồi chạy liên tục 1 ngày 1 đêm, kết quả là pageview tăng được hơn 450000Image ngưỡng mộ chưaImage


 


--------------------------------------
Vâng , các bác có thể mang về áp dụng thử , chẳng ai cấm đoán cũng chẳng ai làm chi đc các bác đâu ạ Image Chúc các bác tự chơi bẩn , rồi tự sướng 1 cách vui vẻ nhé Image Và em bảo chứ , quít dày còn có móng nhọn ạ , cái gì mà cheat thì dòm vào là người khác thấy đc ngay ấy mà Image sáng sáng thức dậy , ngồi vào máy , vào page của mình , bổng thấy pv mình tăng vụt hơn trăm k trong khi bạn bè mình đêm qwa chúng ngủ cả , thấy mình hạnh phúc vì đc qwan tâm ghê các bác nhỡ Image 
Và nhớ chuẩn bị trc tinh thần đón nhận những lời trầm trồ , những ánh nhìn ngưỡng mộ của các bloggers khác các bác nhé Image
Ko thân ^^

22.9.06

September 22, 2006: Kỷ niệm số đẹp

Kỷ niệm được 999 người xem (số đẹp) ^^

Last updated Wed Sep 20, 2006 Member since August 2005

Total Page Views

999

21.9.06

Thư pháp là gì ?




Mỗi năm hoa đào nở


Lại thấy ông đồ già


Bày mực tàu giấy đỏ...


(Ông Đồ-Vũ Đình Liên).


Ông đồ trong bài thơ trên đây bày mực tàu giấy đỏ để hành nghề viết mướn, bán chữ cho khách qua đường. Nghề của Ông không cần đến những văn chương chữ nghĩa cao siêu. Bất quá là những chữ phổ cập trong đại chúng như:"Phúc, Lộc, Thọ, Kim Ngọc Mãn Đường v.v.... Tuy nhiên những chữ này phải được viết thực đẹp để có thể mang về nhà dán lên vách, lên cột như những bức tranh. Yêu cầu về nghề nghiệp của Ông đồ này là phải có hoa tay:


Hoa tay thảo những nét


Như phượng múa rồng bay


Muốn viết được thứ chữ như phượng múa rồng bay đó, người viết cần phải có một Thư Pháp.


THƯ PHÁP (Calligraphy-callégraphie) là cách viết chữ đẹp-một trong những bộ môn nghệ thuật rất trí tuệ và tao nhã.


Cách đây hơn 35000 năm, người tiền sử đã để lại nhiều bức vẽ đầu tiên trong các hang động. Nhưng nếu chỉ biết vẻ thì chưa đủ trí tuệ để đưa con người thoát ra khỏi thời kỳ ăn lông ở lổ. Chỉ đến khi chữ viết xuất hiện mới chứng tỏ con người đã có một bước ngoặc để tiến vào những nền văn hóa, văn minh.


Chữ viết nảy sinh từ nhu cầu làm sổ sách, kế toán, những văn tự xưa nhất dưới dạng ký hiệu xuất hiện ở vùng đồng bằng Mesopotamia vùng Trung Cận Đông vào khoảng 4000 năm trước tây lịch. Chữ Hán của người Trung Hoa xuất hiện chậm hơn vào khoảng 2000 năm trước tây lịch. Huyền thoại về chữ viết của người Trung Hoa cho rằng người xưa đã quan sát dấu chân chim, chân thú để lại trên tuyết hay trên cát mà sáng tác ra dạng chữ Hán. Trong số những dấu tích xưa nhất của chữ Hán, có thứ chữ khắc trên mai con Rùa gọi là giáp cốt văn mang nội dung của Kinh Dịch được xác định niên đại vào khoảng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XI trước tây lịch. Nghe nói sau này, ở Trung Quốc có học giả Quách Mạt Nhược là người có thể đọc và hiểu được thứ giáp cốt văn ấy.


Chữ viết của người Nhật có từ thế kỷ thứ V trước tây lịch, có nguồn gốc từ chữ Hán, do người Trung Hoa đưa vào qua Kinh Phật. Trong một thời gian dài đến XIII thế kỷ, người Nhật đã phải sử dụng chữ Hán. Mãi đến đầu thế kỷ thứ IX, một số các mệnh phụ phu nhân trong triều đình sáng tác ra một kiểu chữ riêng gọi là Hiragama, mượn từ chữ Hán nhưng đơn giản hóa đi nhiều và tạo ra hình kiểu Nhật Từ những từ  như thế, Hán truyên và các nhà ngữ học tiên phong của nước ta đã sáng tác ra chữ Nôm.


Ở phương Tây, chữ  Anh, chữ Pháp bắt nguồn từ các cổ tự Arập, Hy Lạp. La Mã. Tại thư viện Charles Quint, còn lưu trữ những văn bản viết theo kiểu tràng giang đại hải, câu chữ viết liên tục, không có khoảng cách giữa các từ hoặc các chương. Mãi đến năm 1637 nghề in đã phát triển ở Châu âu mới thấy xuất hiện lần đầu một quyển sách “ thông minh” được trình bày theo quy cách hiện đại. Đó là quyển Phương Pháp Luận ( Discours de la Méthode) của René Descartes viết bằng tiếng Pháp.


Như thế, chữ viết là một quá trình phát triển phức tạp và lâu dài, xem ra nhân loại đã tốn không biết bao nhiêu trí tuệ và tâm huyết.


Song song với việc sáng tạo ra con chữ, người ta còn phải sáng tạo ra cách viết chữ.


Lúc đầu và đơn giản nhất là dùng ngón tay viết trên cát hay trên mặt đất. Muốn giữ lâu hơn thì viết lên những tảng đất sét, tảng đá, trên gỗ. Người Trung Hoa thời xưa chép sử trên những mảnh tre. Người Bà La Môn chép kinh bằng cách dùng bút lửa viết lên phiên lá bồi, da dê. Khi đã phát minh ra giấy thì dùng bút lông, bút cây, bút tre, bút sắt, bút bi.


Và bây giờ, trên máy vi tính chữ viết không đươc tạo hình bằng bút mà bằng “bit”.


Bất cứ thứ chữ viết và cách viết nào lúc đầu cũng phải xuất hiện dưới dạng chân phương. Khi mọi người đã quen tay, quen mắt người viết mới chú ý đến cách trình bày đẹp hơn. Cách viết chữ đẹp dần dần được nâng lên hàng nghệ thuật, tức là thư pháp. Trong thư pháp, người viết gửi gắm “ Cái tôi” của mình vào đó rất nhiều. Cái gửi gắm vào đó không chỉ có hoa tay mà còn có cái thần ( Spirit). Do đó, người không có bảng sắc tâm hồn và cá tính mạnh mẽ thì không thể có một thư pháp. Trung Quốc là một nước có nhiều nhà thư pháp lớn. Trong số đó nổi tiếng nhất là Vương Hy Chi đời Tần. Sách Tần thư chép: năm Vĩnh Hòa thứ 9 ngày mồng ba tháng ba họ Vương cùng 41 danh sĩ đương thời họp mặt ở Lan Dinh huyện Cài Kê tỉnh Chiết Giang nhân dịp này Vương Hy Chi tự tay viết bài Tự Tập Thành 28 hàng 324 chữ đẹp đến nổi mọi người điều mê mẩn.


Sau Vương Hy Chi đến Vương Duy đời Đường, tài tử đại gia Tề Hoàng Mế Sái đời Tống.


Sau này, tiểu thuyết gia Kim Dung giàu tưởng tượng còn đem cả kiếm thuật, võ thuật vào thư pháp, thêu dệt nên lắm chuyện ly kỳ trong Hiệp Khách Hành hoặc Cô Gái Đồ Long.


Võ lâm chí tôn, bảo đao Đồ Long


Hiệu lệnh thiên hạ…


Gạt bỏ những điều bịa đặt hoang đường, cái có thực trong các câu chuyện trên là một nghệ thuật  thư pháp đã đạt đỉnh cao của người Trung Hoa


Người Việt Nam có Cao Bá Quát là một nhà thư pháp thuộc hàng đệ nhất danh gia. Bạn đọc Áo Trắng đã có dịp nhìn thấy bút tích Cao Bá Quát được giới thiệu trong quán nói sách của ông đồ số xuân Bính Tý vừa qua.


Còn hiện nay thì có giai thoại về thư pháp của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Hồi đó, nhà thơ Hoàng Cầm mở quán bán rượu nếp làng Vân ở Hà Nội, Hoàng Trung Thông vốn sinh rượu vào đấy uống say mèm trong cơn đại tuý, Hoàng Trung Thông đứng dậy viết lên vách tường của quán rượu một chữ TỬU tuyệt đẹp. Tiếc rằng thư pháp của ông ngoài một chữ TỬU ấy không biết còn để lại những gì nữa chăng?


Chữ quốc ngữ mà chúng ta đang dùng tuy là thứ văn tự non trẻ và mang ký tự La Tinh nhưng càng ngày càng có nhiều người viết nâng lên ngang hàng thư pháp. Chèo Võ Sông Trăng của Minh Đức Triều Tâm Ánh là một dạng thư pháp chữ quốc ngữ mang nét chữ Latinh và cái thần của thư pháp Trung Hoa. Lối chữ của Trịnh Công Sơn dùng để chép lời trong các bản nhạc của anh cũng là dạng thư pháp được nhiều bạn trẻ ưa thích bắc chước viết theo khá giống.


Có người cho rằng thư pháp là bộ môn nghệ thuật cao minh hơn hội họa một cái đầu. Điều đó thì chưa thể khẳng định. Có điều ngày nay tranh là một mặt hàng đại trà trên thị trường còn thư pháp, thư hoạ thì khó kiếm hơn nhiều. Người biết viết đã hiếm và người biết thưởng thức cũng hiếm.


 


NGỌC THANH VỚI THƯ PHÁP


Có một lần vừa bước chân vào tầng 5 Siêu thị Nhật Nam trên đường Nguyễn Trãi tôi chợt sững lại khi bắt gặp một câu thơ của Xuân Quỳnh được viết trên giấy dó có hai nẹp ngang trên - dưới, có giây treo đang ngự trị ở gian hàng mỹ nghệ. Chữ viết rất đẹp, bay bướm và rõ ràng: “ Chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông nhường nào. Chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu về đâu ” . Dù câu thơ này tôi đã thích và đã thuộc từ lâu, nhưng sao khi nó được trình bày như một bức tranh bằng chữ tôi vẫn thấy xúc động vì giờ đây nó trông sinh động hơn, trang trọng hơn và hiện hữu hơn.


Có rất nhiều câu thơ, câu châm ngôn hay được viết trên những tấm mành bằng giấy bản, bằng cói, bằng tre, trúc… treo trong nhà, văn phòng, cao ốc hay thậm chí đường phố làm cho tư tưởng của con người vốn là thế giới vô hình bỗng trở thành hữu hình vì nó hiển hiện trước mắt, tác động tức thời đến người xem, lay động những nơi sâu kín trong tâm hồn họ để tạo nên những cảm xúc mạnh mẽ và dài lâu.


Tôi đặc biệt thích bức thư pháp “ 14 điều răn của Phật” do Ngọc-Thanh viết:… Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu; Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình; Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết; Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng; Đáng khâm phục nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã… Bản thân những câu này dù được ghi ở bất cứ đâu dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều có ý nghĩa truyền tải chân lý cuộc đời, giúp người ta tự răn mình. Và nếu đọc càng nhiều, ngẫm càng sâu sẽ càng ngấm. Có bức thư pháp treo trong nhà để ra – vô đều thấy là cách để đạt được điều đó vậy.


Có người nói không nên gọi viết chữ Việt là Thư pháp vì chữ Việt chỉ là chữ tượng thanh chứ không phải tượng hình như chữ Hán. Thậm chí trong Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa Thư pháp cũng là “Phép viết chữ Hán”. Có lẽ do có một thời gian dài đằng đẵng chữ Hán được dùng là quốc ngữ trong giới khoa bảng ở nước ta trước khi ký tự La tinh ra đời cũng như phép viết chữ Hán đã được nâng lên hàng nghệ thuật và là một thú chơi tao nhã ở Trung quốc với đủ kiểu cách nên mới có cách hiểu như vậy. Chứ thực ra theo Đại từ điển quốc tế lừng danh Webster thì Thư pháp ( calligraphy) là phương pháp và nghệ thuật viết chữ đẹp, cách điệu và biểu cảm mà nước nào có văn tự trên thế giới đều có, không riêng gì Trung quốc với loại chữ tượng hình.


Xuất hiện trong làng Thư pháp chữ Việt thành phố chỉ từ năm 2001 đến nay nhưng Ngọc-Thanh được đánh giá là một người viết có nét riêng, chân phương. Chữ của chị bay bướm, mềm mại nhưng bố cục vẫn rất mạch lạc và đặc biệt luôn rõ ràng, dễ đọc. Đó là điều mà đa số người thưởng ngoạn thích vì dù viết có cách điệu thế nào mà rối rắm, khó đọc ( có người dưới bức Thư pháp phải đánh máy những chữ đã viết để người đọc hiểu nghĩa) thì đã làm giảm rất nhiều vai trò diễn đạt của Thư pháp rồi. Ngọc-Thanh còn là người đặc biệt trong làng Thư pháp bởi những chữ những câu chị viết có tính tư tưởng và nhân văn rất cao, không chỉ trong phạm vi Việt ngữ mà còn cả Anh ngữ và Pháp ngữ . Chị cho biết từ nhỏ đã có thú sưu tầm thi ca, danh ngôn, hoa tư tưởng từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, chủ yếu viết bằng ba ngữ trên. Chị muốn viết chúng ra bằng cảm xúc của mình, thể hiện trên từng đường nét những con chữ để người xem thẩm thấu những tinh hoa của nhân loại. Để người đọc ngẫm lại mình, sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn.


Trong hàng trăm, hàng ngàn những chữ những câu đã viết, có hai chữ mà Ngọc-Thanh tâm đắc nhất ở cách thể hiện. Đó là chữ Tâm” và chữ “Nhẫn”. Chị tự hào giải thích với người xem rằng dù viết bằng chữ Việt tượng thanh, chị cũng đã “vẽ” được các nét tạo nên chữ “Tâm” và chữ “Nhẫn” với hình tượng và ý nghĩa như “Tâm” và “Nhẫn” viết bằng chữ Hán tượng hình.


Chữ “Tâm” Hán tự có hình tượng ba chấm như ba vì sao trên một nét móc câu vòng ngang tựa nguyệt xế mà Nguyễn Du đã từng tả: “ nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời”. Chữ “ Tâm” Việt ngữ Ngọc-Thanh vẽ vừa có hình trái tim do chữ “ t” tạo thành vừa có hình tượng một nét móc câu (chữ t) dưới ba chấm ( nét gạch ngang của chữ t, dấu ^ trên chữ a và chữ m sau cùng) với hai biểu tượng: sự sáng đẹp của các vì tinh tú trên bầu trời đêm chỉ sự trong sáng của tâm hồn; một con thuyền và tay lái thể hiện ý chí quyết tâm vượt qua muôn vàn giông bão – là hai nghĩa của chữ Tâm trong Hán tự. Chữ “Nhẫn” trong Hán tự gồm bộ “Tâm” dưới bộ “Đao” như hình tượng lưỡi đao đâm vào trái tim. Ngọc-Thanh cũng thể hiện chữ “Nhẫn” bằng Việt ngữ với hình tượng y như vậy: trái tim được tạo thành bởi hai nét của chữ n đầu và n cuối. Nét sổ thẳng xuống của chữ h là lưỡi đao đâm vào trái tim.


Nếu người xưa từng phán” Văn dĩ tải đạo” thì nay ta cũng có thể nói “ Thư pháp dĩ tải đạo” . Một bức tranh Thư pháp chỉ thực sự có giá trị khi nó làm tròn được hai chức năng chủ yếu: giúp người xem cảm được vẻ đẹp của hình chữ và hồn chữ qua đó nâng cao tâm hồn họ để cuộc sống họ trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. Vì thế, không phải viết thế nào (dù là chữ viết rất đẹp chăng nữa) cũng có thể được gọi là Thư pháp. Thư pháp là phép viết chữ không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn phải đạt được hiệu quả là truyền đạt được tư tưởng và có tính biểu cảm, là phép vẽ tranh bằng chữ.

Bạn có thể thưởng ngoạn những bức tranh Thư pháp Ngọc-Thanh ở tầng 2 Art Gallery Tứ Cường số 183 Nguyễn Thái Bình – Q. 1; Không gian Mây số 82 Nguyễn Du – Q. 1 hay tại số 185/40 Phan Đình Phùng – Q. Phú Nhuận.


 


Thư pháp Việt Nam


Thấy các bạn lúc này hay tìm font thư pháp, rồi lò luyện Pháp thư - Nhân lúc "trà dư - tửu hậu" xin mạn phép góp bàn với các bạn vài điều về cái gọi là Thư pháp. Bản thân tôi thì  chẳng biết nhiều về Thư pháp nên có gì không phải xin các vị cao nhân, tiền bối, huynh, đệ, tỷ, muội miễn xá cho.


Xin được giới thiệu với các bạn một bộ môn nghệ thuật đang phát triển ở Việt Nam, đó là môn Thư pháp.



Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư Pháp. Thư Pháp là phương pháp viết chữ (đẹp).


Bạn thử đọc các câu thơ trên để bạn hình dung thế nào là chữ đẹp. Thực ra thư pháp đâu phải là cái gì quá cao siêu đúng không ? Nếu ngày xưa các vị tiền bối có chữ viết RỒNG BAY PHƯỢNG MÚA gọi là viết chữ đẹp, thì ngày nay học sinh phổ thông từ tiểu học đã được dạy rất kỹ về thư pháp, cho nên khi lên đến trung học cơ sở (tức là cấp 2) thì chữ viết đã thành CUA BÒ RẮN LỘI rồi. Không tin các bạn cứ lật vỡ ghi của các em học sinh cấp 2 ngày nay ra xem - bất kỳ trang vỡ nào cũng có thể đóng khung để bán "tranh thư pháp".


Thư pháp là một môn nghệ thuật phát xuất từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật, Triều Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì.



Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện : bút sắt, cọ, thước, compa, êke...Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh. Như vậy khi bạn sử dụng Word Art trong Winword đã là một kiểu thư pháp thời công nghệ thông tin rồi đó.


Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt... Với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học.



Ở Việt-Nam vào thời điểm nầy, có lẽ ngoại trừ một số người lớn tuổi thâm Nho mới đọc được chữ Hán, chữ Nôm, chớ còn hầu hết là không đọc được.



Bởi vậy tại sao ta không viết thư pháp bằng chữ Việt ? Viết chữ Việt cũng đẹp vậy, bởi vì sao giải thích được : « Sao là đẹp ? Sao là không đẹp ? » (KTS Nguyễn Thanh Sơn)



« Biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta, chắc gì gọi là đẹp đối với kẻ khác !... biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta bây giờ chắc gì gọi là đẹp đối với ta sau nầy” (Trang Tử).


Theo các bậc khoa giáp thời xưa, việc chọn một câu văn một bài thơ để viết lên trang giấy là việc cần hết sức cẩn trọng. Vì ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa, năng khiếu viết chữ, nội dung một bức thư pháp còn cho thấy tư tưởng, kiến thức, tâm hồn của người viết. Khi cầm bút, ngoài thể hiện những đường nét rồng bay phượng múa, các thư pháp gia còn phải "nhiếp tâm" với những gì mình sắp sửa viết ra.



Phong trào viết Thư pháp bằng tiếng Việt đã được khôi phục một cách mạnh mẽ từ khoãng 10 năm nay. Tại Việt Nam nhiều Câu Lạc Bộ viết Thư pháp được thành lập trong các thành phố lớn, đã có nhiều "Thư pháp gia" tổ chức những cuộc triển lãm thư pháp như những hoạ sĩ triển lãm tranh vẽ. Tôi xin giới thiệu với bạn sơ lược về bộ môn nầy.



Mới nhìn qua, chúng ta có thể nghĩ là bộ môn nầy khá dễ, muốn viết sao cũng được, miễn cho đẹp thì thôi ! Thật ra môn Thư pháp cũng có nhiều qui tắc, sau đây là vài nguyên tắc chánh.


Mới nhìn qua, chúng ta có thể nghĩ là bộ môn nầy khá dễ, muốn viết sao cũng được, miễn cho đẹp thì thôi ! Thật ra môn Thư pháp cũng có nhiều qui tắc, sau đây là vài qui tắc chánh.


 Chương pháp: tức là nguyên cứu phương pháp phân bố chữ với chữ, hàng với hàng, và các hàng với toàn bộ bức thư pháp. Một bức thư pháp thành công hay không là do ở chương pháp.



-Ðầu câu không thụt vô.

-Các hàng đều và dài bằng nhau

-Một chữ lẻ loi không đứng thành một hàng

-Khoảng trống ở hàng cuối không dài hơn phân nửa chiều dài của hàng

-Không dùng dấu chấm câu.




 
Hình dạng bức thư pháp: Có bốn hình dạng chánh



-Hình chữ nhật đứng (Trung đường)

-Hình chữ nhật ngang (Hoành phi)

-Hình vuông (Ðấu phương)

-Hình mặt quạt (Phiến diện) (coi hình dưới đâÿ)


Ấn chương (hay con dấu, con triện) là một nét văn hoá rất độc đáo của người Trung Quốc. 



Ấn chương là một yếu tố quan trọng của một bức thư pháp hay một bức họa. Ðặt đúng vị trí, ấn chương tăng thêm gía trị của tác phẩm, ngược lại sẽ làm hỏng nó. Nghiên cứu kỷ ấn chương, người ta có thể giám định một bức thư họa là chính bản hay ngụy tạo.



Nguyên tắc khắc ấn triện là khắc chìm hoặc khắc nổi :



-Khắc chìm khi in ra có nét chữ trắng trên nền đậm.

-Khắc nổi, khi in ra có nét chữ đậm trên nền lợt.

-Loại nữa chìm nữa nổi

 


Vị trí đặt con dấu:



Trong các thư tác của người Trung Hoa xưa có nhiều vị trí được qui ước để đóng dấu như :



-Ðóng ở bên phải, phía trên thư tác gọi là Nhân chương

-Ðóng ở thắc lưng thư tác gọi là Yêu chương

-Ðóng ở phía dưới, bên trái thư tác gọi là Danh chương




 

Tùy theo thư tác có khổ lớn hay nhỏ, dài hay ngắn mà có thể đóng một, hai, hoặc ba dấu triện. Vị trí các dấu triện đều có ý nghĩa riêng của nó.



Thư pháp Việt ngữ không hoàn toàn theo qui ước đóng dấu của người Trung Hoa mà theo cách thực hành sau đây :



Khi tác giả vừa là tác giả nội dung (Ý) vừa là tác giả hình thức (Hình) ; hoặc tác giả Hình nhưng Ý là các câu văn thơ cổ (hết bản quyền) thì con dấu ở vị trí dưới, phải. Hoặc có thể thêm một dấu ở trên, trái như dấu treo. Như vậy được gọi là Toàn triện.


Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) nhưng chưa có sự đồng ý của tác giả đó thì con dấu của tác giả Hình đặt bên dưới, phải, còn bên trái ghi tên tác giả Ý và người viết phải ghi « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi là Bán triện


Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) có sự đồng ý của tác giả Ý thì được quyền đóng dấu ở dưới, bên phải nhưng phải đề tên tác giả Ý phía trên cao, bên trái ; và người viết phải ghi chữ « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi là Ðồng triện.


Trường hợp ngoại lệ : vì lý do bố cục mà người viết không thể sắp xếp được vị trí nơi đóng dấu thì được đặt dấu ở vị trí khác nhưng phải ghi rõ tác giả về Ý. Vị trí nầy tạm gọi là Ngoại triện.


Các kiểu chữ trong Thư pháp


Trong thư pháp việt ngữ hiện nay xuất hiện 5 kiểu chữ chánh:



Chữ
Chân Phương, tạm gọi là Chân Tự, là cách viết rõ ràng dễ đọc, rất giống chữ thường.


Image 


Chữ Cách Điệu, tạm gọi là Biến Tự, là cách viết biến đổi từ chữ Chân Phương mà ra nhưng các chữ cái hơi được biến dạng một chút để tạo ra cái lối viết riêng của mình.


Image


Chữ Cá Biệt, tạm gọi là Cuồng Thảo, là lối viết Thư Pháp mà người phóng bút « nhiếp tâm » giữa tư tưởng và quản bút. Lối viết chữ nầy thể hiện cá tính của người viết, nhìn vào kiểu chữ nầy, người xem dễ biết tác giả mà không cần phải xem bút ký. Kiểu chữ nầy thường viết liền lạc trong một nét nên khó đọc.


Chữ Mô Phỏng là lối viết mô phỏng dựa theo kiểu chữ của nước ngoài. Có người viết chữ Việt nhìn vào ngỡ chữ Tàu, hay chữ Ả Rập, chữ Campuchia, v.v...


Image   


Image


 


Chữ Mộc bản là kiểu chữ giống như chữ khắc trên mộc hoặc như kiểu thợ sắp chữ của nhà in mà khi viết thì theo một phương pháp đảo lộn, khi xem phải dùng gương phản chiếu. Nhìn vào chữ có dạng Hán-Nôm nhưng đó lại là chữ Việt viết ngược.


Image


Cũng là chữ Tâm nhưng các nhà Thư pháp lại múa ra nhiều kiểu khác nhau. Tùy hứng thú của mỗi người và có khi tùy vào yêu cầu của người xin chữ.


Ngoài ra trong một số tranh Thư Pháp còn có hình ảnh minh họa về thiên nhiên, trong đó phần tranh có thể chiếm khoãng không gian lớn hơn phần chữ. Với đặc trưng nầy Thư Pháp trở thành Thư Họa.

20.9.06

Phong Thủy Cơ Bản




Phong Thuỷ - Hoàn cảnh lý tưởng của nhà ở 26/10/2005  Image



Hoàn cảnh lý tưởng của nhà ở là không khí phải lưu thông, ôn độ và âm độ được nhiều tiết, ánh sáng có ảnh hưởng rõ ràng tới tinh thần sức khỏe, bảo đảm vệ sinh cho sinh hoạt hàng ngày. Phải tính xem có trừ họa họa được không, thiết kế phòng ở thế nào, kiểu cách có rõ ràng, dễ thở, phòng ngủ có bị người nhìn trộm hay không, ngoại hình các phòng ở có điều hoà với các phương tiện hay không. Việc bố trí phòng ngủ, thư phòng, phòng khách, gian bếp, khu vệ sinh...có quan hệ trọng yếu đến sức khỏe của chúng ta, nhất thiết phải cẩn thận.


1. Đường đi lấy thông thương làm chính. Đường xá ở bốn phía quanh nhà là thế nào, khoa địa lí đều có nghiên cứu, điều quan trọng nhất là: tuyệt đối không nên có đường đâm thẳng vào trước cửa, vì như thế là chủ về trong nhà bất hoà, con đường kia sẽ mang bệnh tật từ bên ngoài vào nhà và đem cát khí từ trong nhà đi


2 Nhà nằm trên đường hình chữ Đinh, chủ về trá bạị Luận về cát hung, vượng suy của trạch vận, thì có hai loại đường hình chữ Đinh. Một là đường chữ Đinh hướng ngoại, hai là đường chữ Đinh hướng nộị Theo kinh nghiệm, loại đường chữ Đinh hướng nội là không tốt, sẽ có tai hoạ nặng, bởi vì phòng ốc không nên bị trọc xung (đâm thẳng vào).


3. Chái nhà giống như chân tay của ngườị Nếu khuyết (thiếu) một bên, coi như tàn phế, không đi lại được. Theo lý luận phong thủy Trung Quốc nhà bên phải không có chái thì nữ nhân chết, bên trái không có chái thì nam nhân vong.


4. Dương trạch (phần từ nền nhà trở lên) có liên hệ mật thiết tới họa phúc, cát hung của đời ngườị Vì trời có thiên vận, đất có địa vận, người có mạng vận, nhà có trạch vận. Nền nhà đằng trước cao, đằng sau thấ là không tốt, vì khí bị tù hãm.


5. Dương trạch tốt nghĩa là các phương diện được điều hoà cân bằng, vừa đề phòng tai hoạ, vừa bảo đảm vệ sinh ở xung quanh, ánh sáng đầy đủ, lại thông thoáng, yên tĩnh.


6. Khi thiết kế và thi công, phải bảo đảm đủ ánh sáng, thích hợp để lòng người thoải mái, sinh họat mỹ mãn.


7. Luật về ngoại hình nhà ở, phàm mé bên tả có lưu thủy (sông, dòng chảy), thuật phong thủy gọi là có Thanh Long, mé hữu có đường dài, gọi là Bạch Hổ, phía trước có ao hồ gọi là Chu Tước, đằng sau có gò cao gọi là Huyền Vũ, thì là đất cực quý.


8. Trước cửa, nhìn thẳng có một ngôi nhà trống, thì nam nữ thường than khóc, nghĩa là hay phát sinh những chuyện bất ha.nh.


9. Nhà trước thấp, sau cao, chủ phú quý. Còn trước cao sau thấp thì bất lợi, lớn bé trong nhà không có tôn ti trật trư..


10. Tối kỵ cư trú ở nơi xung yếu, ở đền chùa, miếu mạo, ở gần nơi thờ cúng quy mô lớn, ở nơi giao thông bất tiện, cỏ cây cằn cỗi xác xơ, ở ngay nơi dòng chảy xộc thẳng tới, ở đối diện với cổng nhà lao, ở ngay cửa bể.


11. Phía Đông nhà có đại lộ (đường lớn) thì nghèo, phía Bắc có đại lộ thì hung, phía Nam có đại lộ thì phú quý.


12. Cây cối xung quanh chỉa vào nhà là cát, quay lưng vào nhà là hung.


13. Địa hình của gia trạch Mão Dậu, Tý Ngọ, Tý Sửu là bất túc, ở đó thì hung.


14. Nhà dài theo hướng Nam Bắc, hẹp theo hướng Đông Tây là cát. Hướng Nam Bắc mà hẹp, hướng Đông Tây dài là hung.


15. Nhà ở dưới gầm cầu, sát bên cầu cống, chủ bất lợi cho con cháụ


16. Trước nhà không nên đào ao mới, chủ tuyệt tự, xa hơn về phía trước có thể đào ao hình bán nguyệt.


17. Trước nhà không nên thấy có phiến đá màu hồng, đỏ, trắng, rộng vài ba thước, chủ hung.


18. Nhà trước sau vuông vức, đại cát, nếu phía sau thót vào hoặc nhọn hoắc sẽ tuyệt đinh định.


19. Phía trước nhà nghe tiếng nước như tiếng rên rỉ bi ai, chủ tán tàị


20. Phía trước nhà kị có hai cái ao, gọi là chữ khốc (khóc). Đầu phía Tây có ao, là Bạch Hổ há miệng, đều ky..


21. Phảm trước cửa, sau nhà, thấy thủy lưu, chủ đau mắt.


22. Trước nhà có đồi núi bằng, tròn trịa, chủ cát.


23. Phía trước và sau nhà, rãnh nước không nên phân thành hình chữ bát, nước chảy ra cả đằng trước đằng sau, chủ tuyệt tử, tán tàị


24. Phàm giếng nước không được chắn cổng, chủ kiện tu.ng.


25. Khi xây nhà, kỵ xây tường bao vào cổng trước, chủ khó hoàn thành.


26. Phàm hai cánh cổng phải có độ lớn bằng nhau, nếu cánh bên tả lớn hơn, chủ thay vợ, nếu cánh bên hữu lớn hơn chủ cô quả.


27. Cây lớn chắn ngang trước cửa, chủ tiền tài ít, thân thể yếụ


28. Đầu tường chỉa thẳng vào cửa, chủ bị người đàm tiếụ Đường đang chéo kẹp nhà như gọng kìm, nhân khẩu bất tổn.


29. Trên cùng một mãnh đất, dựng ba ngôi nhà liền nhau, nhà ở giữa không gặp cát lợị


30. Đền chùa, nhà ở ngay trước cửa nhà, người nhà thường mắc bệnh thần kinh suy nhược.


31. Nhà vệ sinh ở ngay trước cửa thường bị khí độc.


32. Nhà có ba cửa thông luôn, tất chủ nhà thua kém dần.


33. Cột điện lẫn vào giữa cửa, chủ không an ninh.


34. Luận về ngũ hành, bốn màu, trong vòng 18 ngày trước các tiết Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, kỵ động thổ, phá thổ.


35. Phòng ngủ của nhà ở, phải chọn phương sinh vươ.ng. Trong phòng phải sáng sủa, kỵ tối mờ, trước cửa sổ kỵ mái nhà khác đâm thẳng vào hoặc kỵ máng xốị


36. Trước sau nhà ở, kỵ bếp, phía sau phòng kỵ có giếng.


37. Nhà ở kỵ ngay sau đền chùa, kỵ đối diện với gian bếp nhà khác.


38. Nhà cửa kỵ nhiều cửa sổ, phòng kỵ cửa nhiều hình cánh bướm.


39. Cầu thang kỵ xộc thẳng vào cửa phòng.


40. Đặt giường tốt nhất chọn hướng cát phương. Giường kỵ đặt ngay dưới xà chính, trước giường kỵ có cột, sau giường kỵ khoảng trống. Hai đầu không nên sát tường, kỵ mở cửa ngay bên đầu giường.


41. Đặt giường tối kỵ phương tiết (thoát) khí, ắt chủ về tuyệt tự, thí dụ Khảm trạch thì kỵ phương vị Đông Bắc và chính Tâỵ


42. Kỵ kê giường dưới chân cầu thang, kỵ đầu giường có bếp lò, sau giường có giếng.


43. Phía dưới phòng ngủ trên lầu không nên đặt bàn thờ, chủ không bình an.


44. Phàm xây nhà lầu không thể không phân rõ chủ khách, hướng ngồị Ví dụ, ngồi hướng Bắc nhìn về hướng Nam, thì cổng tất phải ở phía nam hoặc phía đông, hoặc phía tây, sau lưng hoặc hai bên có thể làm cửa ngách, để hình dáng nhà có chủ có khách.


45. Xây lầu chớ nên xây quá cao so với xung quanh, cao quá tất nguy hiểm, dễ bị người nhòm ngó, công kích.


46. Nhà láng giềng bốn phía đều cao, nhà mình không nên làm quá thấp. Nếu thấp so với mé bên tả, chủ về xuất hiện cô phụ ( chồng chết) nếu thấp so với bên trái, chủ khắc thể, nếu hai góc tả hữu có giếng, chủ tự sát nếu phía sau có giếng chủ trộm cắp.


Một số nghệ thuật Phong Thủy khác:



PHONG-THỦY VÀ NGUYÊN NHÂN VỤ TAI BIẾN NGÀY 11-9

Tìm sự cân đối cho ngôi nhà nhờ phong thủy



CUỐN THEO CHIỀU GIÓ

Image



Margaret Mitchell (1900- 1949)


Margaret Mitchell sinh năm 1900 ở Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ. Cha của M. Mitchell là một luật gia nổi tiếng, chủ tịch Hội Nghiên Cứu Lịch Sử Atlanta, mẹ của bà cũng rất ham thích lịch sử, vì vật ngay từ nhỏ, bà đã được nghe những câu chuyện kể về cuộc chiến tranh ly khai giữa miền Nam và miền Bắc. Sau khi học hết bậc trung học ở Atlanta, M. Mitchell theo học Y khoa ở đại học Smith. Ðang học, thì được tin mẹ chết đột ngột, bà vội vã trở về quê nhà, bỏ dở việc học hành. Sau khi mẹ mất, bà ở lại quê nhà sống với ca và người anh, và làm nghề viết báo, lấy bút hiệu là Peggy Mitchell. Bà viết cho tờ Atlanta Daily và Sunday Magazine .



Năm 1925 bà kết hôn với John March, giám đốc quảng cáo của công ty diện Georgia. Một năm sau, bà bị một tai nạn nhỏ, làm dập mắt cá chân nên phải ngồi nhà, bỏ nghề viết báo. Ở nhà bà quay ra viết truyện ngắn và tiểu thuyết, nhưng không được các nhà xuất bản nhận in. Tuy vậy, bà không hề nản chí, bà bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết Cuốn Theo Chiều Gió, là cuốn sách bà hằng ấp ủ. Dựa vào những chuyện kể về cuộc chiến tranh Nam Bắc bà thường nghe trong nhà ở tuổi thiếu thời, và những tài liệu lịch sử mà cha bà là chủ tịch Hội Nghiên Cứu Lịch Sử ở Atlanta co 'thể cung cấp cho bà một cách đầy đủ, bà đã dựng nên một tác phẩm vĩ đại, lấy bối cảnh cuộc chiến tranh Nam Bắc, các nhân vật mang những cá tính đặc biệt, khiến cho tác phẩm vừa thể hiện được khung cảnh của một giai đoạn lịch sử, vừa mang tính chất của một tiêu thuyêt' lôi cuốn lòng người .



Năm 1935, ông Latham, pho 'giám đốc nhà xuất bản Mac Millan, một nhà xuất bản lớn ở Mỹ, đến Atlanta. Sau khi xem qua bản thảo, đã quyết định in tác phẩm của M. Mitchell vào mùa xuân năm 1936. Thật bất ngờ, khi tác phẩm xuất hiện, nó đã đạt tới sự thành công ngoài sức tưởng tượng. Số sách bán mỗi ngày lên tới hàng chục ngàn cuốn, thư từ và điện tín từ khắp nơi gửi về ca ngợi tác giả. Ngay năm sau, 1937, tác phẩm được trao giải Pulitzer, một giải thưởng văn học lớn của Mỹ .



Năm 1939, cuốn phim Cuốn Theo Chiều Gió được thực hiện, đã thu hút hàng triệu khán giả trên khắp nước Mỹ và toàn thế giới. Tính tới năm 1962, tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió đã được ấn hành trên 10 triệu cuốn và được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. Sau khi tác phẩm của mình thành công một cách vẻ vang, tiếng tăm lừng lẫy, Margaret Mitchell vẫn sống ở Atlanta, vần luôn luôn là một phụ nữ bé nhỏ dễ thương, có đôi mắt xanh và một cuộc sống giản dị, khiêm nhường. Hàng ngày bà lo trả lời thư độc giả, cám ơn những người ái mộ bà. Bà tâm sự: "Người ta cho tôi là người giỏi dang trong công việc, thành công trong viêt' lách, nhưng tôi thâý rằng tôi chẳng đáng gì " .



Năm 1949, trong khi cùng chồng đi qua một đường phố ở Atlanta, bà bị xe hơi đụng, phải vào nhà thương, và năm ngày sau, 16.8.1949, bà qua đời, lúc đó mới 49 tuổi .




 Scarlett O' Hara không đẹp, nhưng nam giới ít nhận ra điều đó mỗi khi bị cuốn hút bởi sự duyên dáng của nàng, như trường hợp hai anh em song sanh Tarleton . Khuôn mặt nàng là một sự kết hợp hài hoà giữa những đường nét kiều diễm của mẹ, người quý tộc miền duyên hải thuộc dòng dõi Pháp, và những góc cạnh thô kệch của người cha Ái Nhĩ Lan, da dẻ hồng hào . Tuy thế , đó là khuôn mặt ưa nhìn với cằm thon, hàm nở rông. Đôi mắt xanh biếc của nàng được viền bởi những hàng nở rộng Đôi mắt xanh biếc của nàng được viền bởi những hàng mi dài rậm uốn cong vút . Bên trên đôi mắt đó là hai vệt mày chênh chếch vạch thành hai đường nghiêng đậm nét trên làn da trắng trong của hoa mộc lan- màu da mà phụ nữ miền Nam vô cùng quý trọng và cẩn thận giữ gìn bằng những chiếc nón rộng vành, mạng che mặt và bao tay để chống lại ánh nắng gay gắt của xứ Georgio...






VH cổ điển nước ngoài





Tên Sách                                                 Tác Giả

    

                     

Anna Carenina - Phần 1Lep Ton-xtoi
Anna Carenina - Phần 2Lep Ton-xtoi
Anna Carenina - Phần 3Lep Ton-xtoi
Chàng lái buôn thành VeniseWilliam Shakespeare
CHUYỆN VỀ Sir JOHN FALSTAFFWilliam Shakespeare
Cô Nàng Đanh ác Bị Buộc Phải Biết ĐiềuWilliam Shakespeare
Cơn BãoWilliam Shakespeare
Cuốn Theo Chiều GióMargaret Mitchell
CYMBELINEWilliam Shakespeare
Đồi Gió Hú Emily Bronte
Đức mẹ mặc áo choàng lôngSabahattin Ali
Giấc Mộng Đêm HèWilliam Shakespeare
HAMLET, HOÀNG TỬ ĐAN MẠCH William Shakespeare
Jane EyreCharlotte Bronte
Jane Eyre (bản dịch khác)Charlotte Bronte
Jean ValjeanVictor Hugo
MACBETHWilliam Shakespeare
Những Quận Chúa Nổi LoạnAlexandre Dumas
OTHELLOWilliam Shakespeare
Quo VadisHenryk Sienkiewicz


Anna Carenina - Phần 4Lep Ton-xtoi
Bí mật một gia tàiEugenie Marlitt
Cánh Đồng Lưu LạcHoàng Đình Quang
Cháy Lên Đi Lửa Tình YêuTrường Phi Bảo
Chia tay thôi, ColumbusPhilip Roth
Chuyện làng CuộiLê Lựu
Chuyện tình bên Nhà Thờ Đức Bà (toàn tập )Đông Hòa
Cơ hội của chúaNguyễn Việt Hà
Con Bé Tôi YêuVõ Hà Anh
Đất tiền đất bạcMario Puzo
Đất TrờiNam Dao
Đèn Không Hắt BóngDzunichi, Watanabe
Đời kỹ nữ Arthur Golden
Gió LửaNam Dao
Giọt nước mắt hồngMỹ Hạnh
Hạt cơ bảnMichel Houellebecq
Hương Và HoaAriyoshi Sawako
Huyền sử Cỏ tiênPhạm Thái Quỳnh
Khải huyền muộnNguyễn Việt Hà
Kiêu hãnh và định kiếnJane Austen