Pages

24.3.07

March 24, 2007: Game 'alô': Từ vịt cồ phút chốc hóa thiên nga

Chỉ trong vòng một thập kỷ trở lại đây, tốc độ 'tiến hóa' của trò chơi di động thay đổi đến chóng mặt. Từ những sản phẩm 2D thiểu năng đơn sắc, thể loại game này đã hóa thân thành những 'kiệt tác' 3D với đồ họa không còn thua kém là bao so với những 'người anh em' trên console.



Quả là dại dột nếu số lượng 2 tỷ máy điện thoại di động - 2 tỷ máy game tiềm năng - đang được sử dụng toàn cầu không được khai thác.



Năm 1997, game trên điện thoại chính thức đánh dấu sự xuất hiện bằng cái tên Snake, một sản phẩm đen trắng được cài trong máy Nokia 6110.



Snake là một trò chơi rất đơn giản, người chơi chỉ việc điều khiển một con rắn (một khối hộp chữ nhất biết chuyển động) chạy quanh màn hình để thu nhặt chấm đen.



Mãi đến năm 2001, ngành game di động mới có bước phát
triển đầu tiên khi Nokia cho ra mắt dòng sản phẩm màn hình màu.



Ngày nay, 6 năm sau bước cải tiến đó, màn hình điện thoại có thể hỗ trợ đến 262.144 màu sắc và bộ nhớ có khả năng lưu trữ đến vài GB dữ liệu.



Ngoài ra, ngành game di động cũng hưởng lợi từ thành tựu công nghệ kết nối. Người chơi Snake cũng có thể đối đầu với nhau qua cổng hồng ngoại hoặc 'chơi' với máy chủ của nhà điều hành di động trong khu vực.(Coi kỹ từng khu vực nhé mí cưng)



Mới đây, người sử dụng còn có thể dùng điện thoại để chơi game MMORPG Ragnarok Online, giao tiếp với những game thủ PC khác. (chữ khác tronh ngoặc ")



Thị trường game di động bắt đầu manh nha bởi Nokia, nhưng đến thời điểm này, quyền chiếm hữu miếng bánh to nhất thuộc về nhà phát hành trò chơi Jamdat.



Jamdat được thành lập từ năm 2000. Game đầu tiên hãng này bán ra cũng là... Snake.



Thành công của Jamdat khiến EA nổi lòng tham. Năm 2006, nhà phát hành game giải trí lớn nhất thế giới đã nuốt trọn Jamdat với 680 triệu USD.



Đứng sau Jamdat, nhưng đã trở thành một gã khổng lồ khác của ngành game di động là Namco. Namco trước đó vốn chỉ là 'chú lùn' trong lĩnh vực phát hành trò chơi điện tử, nhưng đã biết chuyển hướng đúng lúc.



Pac-Man và Galaga là 2 trò chơi thành
công nhất trên alô mà Namco trình làng.



Đứng ở vị trí thứ 3, nhưng rất có triển vọng, là Mforma. Hãng này nổi tiếng nhờ có được những trò chơi thực sự chất lượng cho điện thoại như: Spider-Man, X-men, Ghost Rider và Fantastic 4...



Những cái tên còn lại cũng đang tự cải
tiến để vươn lên là Gameloft và Glu Mobile.



Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu, đến năm 2010, doanh thu từ game di động toàn cầu sẽ đạt đến con số khổng lồ 8,4 tỷ USD.

Hạ Nguyên (Game thủ.net ảnh WhatMobile)

No comments: