CHÙA, ĐỀN, ĐÌNH, PHỦ, ĐIỆN, MIẾU...
- chitto7x@yahoo.com.
TRANG 03
Thích Ca Sơ Sinh
Về truyền thống lịch sử, thì có bốn thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời vị Phật Lịch sử: Đản Sinh - Thành Đạo - Chuyển Pháp Luân - Nhập Niết Bàn;
Đản Sinh : Bà hoàng Ma Gia sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây 2552 năm. Nơi đó thuộc Nepal ngày nay, là coi là thánh địa Phật giáo quốc tế.
Thành Đạo : Thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ Chính đẳng chính giác dưới cội bồ đề khi 35 tuổi, trở thành Phật. Nơi đó ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng, cũng là thánh địa Phật giáo quốc tế.
Chuyển Pháp Luân : Phật Thích Ca lần đầu thuyết pháp, bánh xe pháp từ đó được vận hành. Nơi đó là Lộc Uyển (vườn nai).
Nhập Niết Bàn : Sau 45 năm du hành thuyết pháp, năm 80 tuổi Phật Thích Ca qua đời tại rừng Bà La Song Thọ. Theo niềm tin Phật giáo, Thích Ca đã dời Dư ý Niết bàn để vào cõi Vô dư ý Niết Bàn, nên gọi là Nhập Niết Bàn.
Ngày lễ Vesak, gọi là lễ Tam hợp gồm Đản Sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn được cho là cùng vào tháng 4 lịch mặt trăng (tháng này tên là Vesak theo lịch Ấn Độ). Lễ Quốc tế này năm nay được tổ chức tại Việt Nam, ngày mai (14/5) sẽ chính thức khai mạc.
Bốn Thánh Địa Phật giáo đó search trên Google Earth, tớ đã đưa trong topic Du lịch bằng Google Earth
Tòa Cửu Long
Theo truyền thuyết, khi mới sinh ra, Tất Đạt Đa Cồ Đàm đi 7 bước, dưới chân nở ra 7 đóa hoa sen đỡ chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, nói rằng : "Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn" (trên trời dưới đất, ta là tôn quý nhất). Câu này là theo truyền thống người ta ghi thế, chứ chả có kinh sách nào nói vậy. Tôi cũng tin rằng chẳng khi nào Phật lại nói một câu như thế, mà do người đời sau tôn sùng quá nên gán cho Phật.
( Kinh Hi Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - A hàm, cũng như Kinh Đại Bổn - Nikaya đã đề cập đến việc Đản sinh của Ngài, từ con người bình thường trần thế lại hóa thân trở thành con người phi thường ngay giữa đời này. Kinh Hi Hữu Vị Tằng Hữu Pháp đã mô tả :
( Kinh Hi Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - A hàm, cũng như Kinh Đại Bổn - Nikaya đã đề cập đến việc Đản sinh của Ngài, từ con người bình thường trần thế lại hóa thân trở thành con người phi thường ngay giữa đời này. Kinh Hi Hữu Vị Tằng Hữu Pháp đã mô tả :
“Vị Bồ tát khi sinh ra Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng về phía Bắc bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: “Ta là bậc tối thượng ở trên đời ! Ta là bậc tối tôn trên đời ! Nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh ở đời này nữa…” . - Ghi Chú của Vườn Lam ).
Lại theo niềm tin tôn giáo, khi đó có 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh, các tầng trời mở ra và chư thiên cùng mừng rỡ, các cõi Phật trong quá khứ hoan hỉ. Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) phát tâm nguyện hỗ trợ cho ngài.
Ở Việt Nam, hình tượng này được tạo thành một tòa gọi là Cửu Long, có 9 đầu rồng hiện ra xung quanh tượng Thích Ca Sơ Sinh. Tùy chùa mà tòa Cửu Long to hay nhỏ, cầu kì hay không. Tòa lớn thì đủ 9 rồng, vô số thần thánh, chư phật ở xung quanh. Chùa nhỏ thì sơ sài đơn giản. Tòa Cửu Long thường đặt ngay sau hương án chính, ở tầng thấp nhất, bên dưới các bộ Tam tôn.
Tòa Cửu Long chùa Bà Đá
Bạn Chitto có bài này quá hay giúp anh chị em mở mang thêm. Mình cũng hay vô chùa nhưng cũng chẳng biết tượng nào vô tượng nào. Loạt bài này như là để chào mừng vesak 2008 tại Việt Nam. Mình thấy gương mặt tượng Phật ở Thái lan và Miến điện cũng khác nhau. Ngay cả Bắc Thái lan và Bangkok cũng khác. Ở TP.HCM cũng có rất nhiều chùa. Trong đó có chùa Vĩnh Nghiêm là lớn nhất. Cổng tam quan và hàng rào vừa được thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy dời vào để mở đường Nam kỳ Khởi Nghĩa. Bạn nào ở gần đó vào chùa chụp tượng phật cho mọi người chiêm ngưỡng. Chùa cũng có rất nhiều tượng, đủ loại như Chitto mô tả.
Như viết ở phần đầu, Chính điện chùa miền Trung và miền Nam - theo tôi biết - không bày hệ thống tượng như chùa miền Bắc, thường là ít tượng hơn rất nhiều, chỉ có một vài pho tượng rất lớn thôi. Một số tượng khác có thể bày rải rác ở các nơi, nhưng không để tại chính điện.
Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa mang tên tòa Tổ đình miền Bắc - chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang. Tổ khai sơn của chùa là HT Thích Thanh Kiểm, đệ tử của HT Thích Thanh Hanh, Thiền gia Pháp chủ đầu tiên của Phật giáo Miền Bắc. Chùa Vĩnh Nghiêm đầu tiên là dựng cho những người miền Bắc vào Nam, do đó để vọng về Bắc. Câu đối ở ngay cổng chùa nói rõ điều đó, bàn thờ phía trước của chùa cũng có 4 cảnh đặc trưng của Hà Nội: Văn Miếu, chùa Một Cột, cầu Thê Húc, tháp Rùa.
Chính điện chùa Vĩnh Nghiêm - Sài Gòn
Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa mang tên tòa Tổ đình miền Bắc - chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang. Tổ khai sơn của chùa là HT Thích Thanh Kiểm, đệ tử của HT Thích Thanh Hanh, Thiền gia Pháp chủ đầu tiên của Phật giáo Miền Bắc. Chùa Vĩnh Nghiêm đầu tiên là dựng cho những người miền Bắc vào Nam, do đó để vọng về Bắc. Câu đối ở ngay cổng chùa nói rõ điều đó, bàn thờ phía trước của chùa cũng có 4 cảnh đặc trưng của Hà Nội: Văn Miếu, chùa Một Cột, cầu Thê Húc, tháp Rùa.
Chính điện chùa Vĩnh Nghiêm - Sài Gòn
Tuy vậy, chính điện chùa không giống các chùa truyền thống miền Bắc, mà là phong cách miền Nam. Trong chính điện có Di Đà Tam tôn rất lớn, phía trước có tòa Cửu Long nho nhỏ. Pho tượng đá trắng theo phong cách Miến điện mới được thêm vào sau này. Các hệ thống Tam thế, Niêm hoa, Hoa nghiêm tam thánh, Di lặc tam tôn, Dược sư tam tôn, Quan Âm nghìn tay, Đức ông, Thánh hiền, Kim cương... đều không có. Bên ngoài có đắp nổi hai tượng Hộ pháp, chứ cũng không làm tượng.
Nói chung các chùa miền Nam thường làm một số ít tượng lớn, hơn là nhiều pho tượng bày thành nhiều tầng lớp cao và sâu như chùa miền Bắc.
Nói chung các chùa miền Nam thường làm một số ít tượng lớn, hơn là nhiều pho tượng bày thành nhiều tầng lớp cao và sâu như chùa miền Bắc.
Phạm Thiên - Đế Thích
Theo truyền thuyết Phật giáo, khi Thích Ca Đản sinh, các tầng trời hào quang chiếu sáng, Phạm Thiên và Đế Thích đều xuống hộ pháp.
Phạm Thiên tức là Brahma, đấng đầu tiên trong Thượng đế Tam thể hợp nhất (Trimuty) của Ấn Độ giáo, gồm Brahma, Vishnu, Shiva. Brahma là đấng Sáng Tạo ra thế giới, bản thân Thế giới cũng chính là Đại ngã Brahma. Như thế Brahma là Tối cao vô thượng, là Khởi thủy nguồn cội, là bản thể của thế giới.
Nhưng Phật giáo lại cho rằng Thế giới vận động theo luật nhân quả, không phải do đấng nào sáng tạo ra cả. Brahma chỉ là vị Đại thiên thần được sinh ra trước hết trong 1 chu kì thế giới này, nên tưởng rằng mình là Sáng tạo thế giới, là chủ thế giới, nhưng thực ra cũng chỉ là một trong số chúng sinh, dù cao quý hơn hẳn nhưng cũng không phải vĩnh cửu, không phải Thượng đế, Brahma cũng nằm trong vòng sinh tử luân hồi, cũng chịu luật Nhân quả, có sinh và cũng có diệt. Vũ trụ này có sinh rồi cũng có diệt, và Brahma cũng thế.
Đế Thích tức là thần Indra, Vua của các thần linh Ấn Độ giáo, vị thần làm ra mưa và sấm sét. Theo Phật giáo thì Indra cũng chỉ là một vị Thiên, vua cõi trời Đao Lợi, cũng nằm trong cõi Ta Bà.
Phạm Thiên và Đế Thích, như vậy là hai vị Thiên cao nhất, phát tâm hỗ trợ Phật, bảo vệ cho giáo pháp, chứ không phải là Phật, và cũng không phải là tối cao vô thượng, thường hằng vĩnh viễn.
Phạm Thiên tức là Brahma, đấng đầu tiên trong Thượng đế Tam thể hợp nhất (Trimuty) của Ấn Độ giáo, gồm Brahma, Vishnu, Shiva. Brahma là đấng Sáng Tạo ra thế giới, bản thân Thế giới cũng chính là Đại ngã Brahma. Như thế Brahma là Tối cao vô thượng, là Khởi thủy nguồn cội, là bản thể của thế giới.
Nhưng Phật giáo lại cho rằng Thế giới vận động theo luật nhân quả, không phải do đấng nào sáng tạo ra cả. Brahma chỉ là vị Đại thiên thần được sinh ra trước hết trong 1 chu kì thế giới này, nên tưởng rằng mình là Sáng tạo thế giới, là chủ thế giới, nhưng thực ra cũng chỉ là một trong số chúng sinh, dù cao quý hơn hẳn nhưng cũng không phải vĩnh cửu, không phải Thượng đế, Brahma cũng nằm trong vòng sinh tử luân hồi, cũng chịu luật Nhân quả, có sinh và cũng có diệt. Vũ trụ này có sinh rồi cũng có diệt, và Brahma cũng thế.
Đế Thích tức là thần Indra, Vua của các thần linh Ấn Độ giáo, vị thần làm ra mưa và sấm sét. Theo Phật giáo thì Indra cũng chỉ là một vị Thiên, vua cõi trời Đao Lợi, cũng nằm trong cõi Ta Bà.
Phạm Thiên và Đế Thích, như vậy là hai vị Thiên cao nhất, phát tâm hỗ trợ Phật, bảo vệ cho giáo pháp, chứ không phải là Phật, và cũng không phải là tối cao vô thượng, thường hằng vĩnh viễn.
Trong chùa, tượng Phạm Thiên và Đế Thích có thể được đặt hai bên tòa Cửu Long. Hai vị này là vua của cõi Dục giới, và cõi trời, là cao nhất trong bậc Chư Thiên, nên được tạc dưới hình thức các vị vua, và là vua rất Việt Nam !!!
Tượng Phạm Thiên và Đế Thích hai bên tòa Cửu Long, chùa Vĩnh Khánh
Tượng Phạm Thiên và Đế Thích hai bên tòa Cửu Long, chùa Vĩnh Khánh
Một số chùa khác thì hai bên tòa Cửu Long không phải Phạm Thiên, Đế Thích, mà là Văn Thù, Phổ Hiền. Văn Thù và Phổ Hiền có thể là ngồi hoặc đứng.
Tượng Văn Thù và Phổ Hiền ngồi trên tòa sen hai bên tòa Cửu Long, chùa Liên Phái, một trong những chùa Tịnh Độ Tông đầu tiên.
Tượng Văn Thù và Phổ Hiền ngồi trên tòa sen hai bên tòa Cửu Long, chùa Liên Phái, một trong những chùa Tịnh Độ Tông đầu tiên.
Còn chùa Bà Đá thì hai pho Văn Thù, Phổ Hiền đứng hai bên Cửu Long rất lớn.
(Đằng sau là Thích Ca Niêm hoa, phật A Di Đà, đứng hai bên còn Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, và trên tít cao là Tam Thế)
(Đằng sau là Thích Ca Niêm hoa, phật A Di Đà, đứng hai bên còn Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, và trên tít cao là Tam Thế)
Thành đạo
Xuất gia năm 29 tuổi, sau 6 năm tu khổ hạnh trong Tuyết Sơn rồi rời bỏ lối tu đó, vào rằm tháng 4, dưới cội Bồ đề, Tất Đạt Đa Cồ Đàm chứng quả, thành Phật.
Hình ảnh Phật thành đạo thường gắn với cội bồ đề, khi đó tượng ngồi xếp bằng, hai tay để trên chân trước bụng, giống tượng A Di Đà. Bức tranh vẽ Thích Ca thành đạo dưới gốc Bồ đề rất phổ biến, được in và treo khắp nơi. Truyền thống Nguyên Thủy như ở Lào, Thái, Cam Bốt, Miến, thì tượng Phật Thành Đạo lại có con rắn Naga 7 đầu che bên trên.
Chùa cổ miền Bắc không chùa nào có tượng Phật thành đạo ngồi dưới gốc cây bồ đề cả, dưới rắn Naga thì càng không, vì như thế sẽ không còn chỗ cho các tượng khác bày phía sau. Chùa miền Trung, miền Nam thì nhiều chùa lấy hình tượng này làm chủ yếu trong chùa.
Tượng Thích Ca Thành Đạo, con rắn che trên đầu tại Thiền viện Vạn Hạnh ở Đà Lạt, dù không phải theo phái Nguyên Thủy Khmer.
Hình ảnh Phật thành đạo thường gắn với cội bồ đề, khi đó tượng ngồi xếp bằng, hai tay để trên chân trước bụng, giống tượng A Di Đà. Bức tranh vẽ Thích Ca thành đạo dưới gốc Bồ đề rất phổ biến, được in và treo khắp nơi. Truyền thống Nguyên Thủy như ở Lào, Thái, Cam Bốt, Miến, thì tượng Phật Thành Đạo lại có con rắn Naga 7 đầu che bên trên.
Chùa cổ miền Bắc không chùa nào có tượng Phật thành đạo ngồi dưới gốc cây bồ đề cả, dưới rắn Naga thì càng không, vì như thế sẽ không còn chỗ cho các tượng khác bày phía sau. Chùa miền Trung, miền Nam thì nhiều chùa lấy hình tượng này làm chủ yếu trong chùa.
Tượng Thích Ca Thành Đạo, con rắn che trên đầu tại Thiền viện Vạn Hạnh ở Đà Lạt, dù không phải theo phái Nguyên Thủy Khmer.
Tuy vậy, ở một ngôi chùa cổ miền Bắc truyền thống cũng có thể đặt tượng Thích Ca Thành đạo, nếu tượng đó không phải để ở chính điện. Tượng Thích Ca thành đạo thường là khoác một tấm áo vắt từ vai phải sang vai trái. Theo đúng thì phải là để trần tay phải và vai phải, thế nhưng có lẽ do để dễ làm và tạo hình đơn giản hơn, nên tấm vải phủ cả hai vai.
Như pho tượng đồng nặng vài tấn này, đặt ở dưới một gốc cây cổ thụ. Giá như được cây Bồ đề thì tốt, nhưng ở đây không có sẵn bồ đề cổ thụ, nên cây muỗm này cũng đẹp vậy.
(chùa Vạn Niên ở Tây Hồ).
Như pho tượng đồng nặng vài tấn này, đặt ở dưới một gốc cây cổ thụ. Giá như được cây Bồ đề thì tốt, nhưng ở đây không có sẵn bồ đề cổ thụ, nên cây muỗm này cũng đẹp vậy.
(chùa Vạn Niên ở Tây Hồ).
Bồ đề
Cây Bồ đề có tên là gì trước khi đạo Phật ra đời, có lẽ cũng không cần nhớ - (Tất Bát La - Pippala - ghi chú của Vườn Lam). Chỉ biết rằng khi Tất Đạt Đa Cồ Đàm thành đạo dưới gốc cây này, đạt được trạng thái Giác ngộ, thì loài cây ấy cũng được gọi là cây Giác ngộ, Bodhi trong tiếng Phạn, phiên âm thành Bồ đề. Nơi đó cũng gọi là Bồ đề đạo tràng, và cây đó thành cây thiêng liêng.
Cây bồ đề cội nguồn thiêng liêng nơi Phật thành đạo đã bị chết vài lần, cả tự nhiên lẫn bị đốn hạ. Tuy vậy trước khi chết thì con cháu của cây tổ đã được nhân giống khắp nơi, trong đó lần nhân giống được ghi nhận quan trọng nhất là truyền sang Srilanka, thế kỉ 2 TCN, để rồi từ đó lại đem nhánh về trồng tại cây tổ khi cây tổ bị chết do người Ấn giáo triệt hạ.
Năm 1959, khi sang thăm Việt Nam, Tổng Thống Ấn Độ Prasat có tặng hai gốc Bồ đề được chiết từ cây tại Bồ đề Đạo tràng. Một cây trồng tại chùa Trấn Quốc, một cây tại chùa Một Cột. Sau 50 năm, hai cây đều khá to.
Cây tại chùa Trấn Quốc.
Cây bồ đề cội nguồn thiêng liêng nơi Phật thành đạo đã bị chết vài lần, cả tự nhiên lẫn bị đốn hạ. Tuy vậy trước khi chết thì con cháu của cây tổ đã được nhân giống khắp nơi, trong đó lần nhân giống được ghi nhận quan trọng nhất là truyền sang Srilanka, thế kỉ 2 TCN, để rồi từ đó lại đem nhánh về trồng tại cây tổ khi cây tổ bị chết do người Ấn giáo triệt hạ.
Năm 1959, khi sang thăm Việt Nam, Tổng Thống Ấn Độ Prasat có tặng hai gốc Bồ đề được chiết từ cây tại Bồ đề Đạo tràng. Một cây trồng tại chùa Trấn Quốc, một cây tại chùa Một Cột. Sau 50 năm, hai cây đều khá to.
Cây tại chùa Trấn Quốc.
Nhập Niết Bàn
Cùng với Đản Sinh, Thành Đạo, thì sự kiện Nhập Niết Bàn của Phật Thích Ca cũng được cho là xảy ra đúng rằm tháng Tư, nên mới là Tam hợp. Sau 45 năm du thuyết khắp phía bắc Ấn Độ, Thích Ca đã 80 tuổi, nhưng vẫn đi và khất thực, nhận thức ăn từ những người cúng dường. Theo suy đoán của một số tài liệu mang tính lịch sử, thì bữa ăn cuối của Phật không được lành, món nấm bị hỏng nên làm độc nên Phật - khi đó thân thể đã quá già yếu - đã không qua được giai đoạn cuối đối với thể xác đó là Tử (Sinh - Lão - Bệnh - Tử).
Theo Phật giáo, khi Thành đạo thì Phật đã đạt Niết Bàn rồi, nhưng đó là Dư ý Niết Bàn, vẫn còn thể xác ở lại cõi Sa Bà (Ta Bà) để giáo hóa. Khi trút bỏ thể xác, thì Phật vào Vô dư ý Niết Bàn. Khi đó Phật nằm nghiêng về bên phải, những đệ tử đi theo vây xung quanh, nơi đó nằm giữa 8 cái cây, mỗi phía 2 cây.
Các đệ tử đã hỏa táng di thể theo đúng truyền thống thời đó. Hỏa táng xong thì xuất hiện các Xá Lị, là những thứ cứng rắn hơn tất thảy, không thể bị hủy hoại. Xá lị Phật do đó là vật quý hơn tất thảy các vật thể trên thế gian. Các Xá lị này đã được các vị vua phía Bắc Ấn thời đó chia nhau đưa về các nơi để lập tháp (Stupa) thờ cúng. Cho đến tận ngày nay vẫn còn nhiều nơi được cho là đang giữ Xá lị Phật thực sự, như Đại tháp Sanchi ở Ấn, That Luang ở Lào, Swedagone ở Miến, chùa Nhạn Tháp ở TQ...
Sự thật và bản chất Xá lị của các vị sư về sau cũng còn là điều chưa giải thích được, nằm trong tấm màn huyền bí tôn giáo.
Theo Phật giáo, khi Thành đạo thì Phật đã đạt Niết Bàn rồi, nhưng đó là Dư ý Niết Bàn, vẫn còn thể xác ở lại cõi Sa Bà (Ta Bà) để giáo hóa. Khi trút bỏ thể xác, thì Phật vào Vô dư ý Niết Bàn. Khi đó Phật nằm nghiêng về bên phải, những đệ tử đi theo vây xung quanh, nơi đó nằm giữa 8 cái cây, mỗi phía 2 cây.
Các đệ tử đã hỏa táng di thể theo đúng truyền thống thời đó. Hỏa táng xong thì xuất hiện các Xá Lị, là những thứ cứng rắn hơn tất thảy, không thể bị hủy hoại. Xá lị Phật do đó là vật quý hơn tất thảy các vật thể trên thế gian. Các Xá lị này đã được các vị vua phía Bắc Ấn thời đó chia nhau đưa về các nơi để lập tháp (Stupa) thờ cúng. Cho đến tận ngày nay vẫn còn nhiều nơi được cho là đang giữ Xá lị Phật thực sự, như Đại tháp Sanchi ở Ấn, That Luang ở Lào, Swedagone ở Miến, chùa Nhạn Tháp ở TQ...
Sự thật và bản chất Xá lị của các vị sư về sau cũng còn là điều chưa giải thích được, nằm trong tấm màn huyền bí tôn giáo.
Tượng Phật nhập Niết Bàn xuất hiện ở rất nhiều chùa, là pho tượng nằm nghiêng về bên phải, tay phải đỡ đầu, tay trái xuôi theo thân. Dù thực tế lúc này Phật đã là một ông già 80 tuổi, nhưng các tượng đều mang một dáng vẻ chung của một bậc Phật : không tuổi tác, thậm chí là phi giới tính (vì vào cõi Vô sắc giới đã không còn giới tính nữa rồi).
Tượng Niết Bàn chùa Mía là một trong những pho tượng cổ đẹp nhất, phiên bản trong Bảo tàng Mỹ thuật.
Tượng Niết Bàn chùa Mía là một trong những pho tượng cổ đẹp nhất, phiên bản trong Bảo tàng Mỹ thuật.
Em hỏi ngoài lề một xíu, hồi em đi Huế vào chùa thấy có giới thiệu về một vị hoà thượng tự thiêu để phản chiến, nhưng trái tim thì ko bị cháy, chuyện này theo bác có thật ko nhỉ ?
Dù nhìn thấy ảnh nhưng mà em vẫn thấy lạ lùng.
Dù nhìn thấy ảnh nhưng mà em vẫn thấy lạ lùng.
Hòa thượng Thích Quảng Đức, hiện trái tim đang ở chùa Linh Mụ.
Em tưởng chùa Thiên Mụ chứ ạ
Chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ cũng đều là một cả, với nghĩa Bà già từ Trời, hoặc Bà già Linh thiêng.
Chùa Thiên Mụ hiện chỉ giữ chiếc xe ôtô đã chở HT Thích Quảng Đức từ chùa đến chỗ tự thiêu thôi.
Còn trái tim của HT Thích Quảng Đức thì để ở chùa Xá Lợi, Sài Gòn, là bảo vật của Phật giáo Việt Nam.
Chùa Thiên Mụ hiện chỉ giữ chiếc xe ôtô đã chở HT Thích Quảng Đức từ chùa đến chỗ tự thiêu thôi.
Còn trái tim của HT Thích Quảng Đức thì để ở chùa Xá Lợi, Sài Gòn, là bảo vật của Phật giáo Việt Nam.
Cái tên này theo truyền thuyết thì người dân tại khu vực đó, đêm đêm thấy một cụ bà mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện tại ngọn đồi nơi mà bây giờ là chùa và nói : Sẽ có chúa đến lập chùa ở đây cho tụ khí bền long mạch rồi biến mất. Chúa Nguyễn Hoàng đi qua nghe thấy câu chuyện đó liền cho xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ tự
Đó là Hòa thượng Thích Quảng Đức, có lẽ là vị Hòa thượng nổi tiếng nhất của Việt Nam thế kỉ trước (và cả cho đến nay), được coi là bậc Bồ tát. Cứ lên mạng search tên HT Thích Quảng Đức là ra cực nhiều thông tin.
Tóm gọn là sau khi tự thiêu, thì thân xác HT cũng chỉ là bị cháy da thịt thôi, sau đó mới làm lễ hỏa táng (gọi là lễ Trà Tỳ), thì tất cả phần khác đều cháy thành tro, chỉ riêng trái tim của HT là không cháy, mà kết lại thành một khối rất cứng, được coi là Xá Lị. Chính quyền Diệm tìm cách cướp báu vật này nhưng không thành công. Ngày nay hình như trái tim này được để tại chùa Xá Lợi tại Sài Gòn (không chắc).
Theo niềm tin của Phật giáo, thì khi một bậc cao tăng viên tịch, người đó muốn để lại cái gì từ thân thể mình là tùy ý. Có thể cả một trái tim như HT Thích Quảng Đức, có thể là một phần xương cốt. Khi người đó định để lại cái gì rồi, thì ngay trước khi viên tịch, sẽ dùng lửa Tam Muội, tức là lửa của chính Trí Tuệ Chính đẳng chính giác nội tại của mình thiêu đốt nơi đó trước. Lửa này là Vô thượng, nên phần này sẽ không lửa bình thường nào thiêu đốt được nữa.
Chuyện này là đọc thấy nói thế, thực tế thì không biết thế nào để khẳng định.
Tóm gọn là sau khi tự thiêu, thì thân xác HT cũng chỉ là bị cháy da thịt thôi, sau đó mới làm lễ hỏa táng (gọi là lễ Trà Tỳ), thì tất cả phần khác đều cháy thành tro, chỉ riêng trái tim của HT là không cháy, mà kết lại thành một khối rất cứng, được coi là Xá Lị. Chính quyền Diệm tìm cách cướp báu vật này nhưng không thành công. Ngày nay hình như trái tim này được để tại chùa Xá Lợi tại Sài Gòn (không chắc).
Theo niềm tin của Phật giáo, thì khi một bậc cao tăng viên tịch, người đó muốn để lại cái gì từ thân thể mình là tùy ý. Có thể cả một trái tim như HT Thích Quảng Đức, có thể là một phần xương cốt. Khi người đó định để lại cái gì rồi, thì ngay trước khi viên tịch, sẽ dùng lửa Tam Muội, tức là lửa của chính Trí Tuệ Chính đẳng chính giác nội tại của mình thiêu đốt nơi đó trước. Lửa này là Vô thượng, nên phần này sẽ không lửa bình thường nào thiêu đốt được nữa.
Chuyện này là đọc thấy nói thế, thực tế thì không biết thế nào để khẳng định.
Hòa thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu để phản đối việc chánh quyền Ngô Ðình Diệm đàn áp Phật giáo. Trong thời gian này có một số tu sĩ và cả cư sĩ (người Phật giáo tại gia) như nữ sinh viên phật tử Nhất Chi Mai trong đoàn Thanh Niên Phụng sự Xã hội của thầy Thích Nhất Hạnh cũng tự thiêu để phản đối việc đàn áp tôn giáo, nhưng cuộc tự thiêu của hòa thượng Quảng Ðức là nổi tiếng nhất - (...bấm vào đây để xem Tiểu Sử).
(Sinh Viên Nhất Chi Mai tên thật là Phan Thị Mai, sinh ngày 20.2.1934 tại Thái Bình tỉnh Tây Ninh. Thân phụ là Ông Phan Duy Mỹ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Duyệt, ngụ tại nhà số 60/59 đường Yên Đỗ Sài gòn. Nhất Chi Mai Tự Thiêu vào lúc 7:30 sáng ngày mùng 8.4 Đinh Mùi (nhằm ngày 16.5.1967) tại chùa Từ Nghiêm đường Bà Hạt Cholon, để CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH VIỆT NAM sớm vãng hồi, Ánh lửa hào hùng của một Phật tử yêu nước, đã nói lên lòng đau xót quê hương với nguyện vọng thiết tha Hòa Bình - ghi chú của Vườn Lam - ...bấm vào đây để xem Tiểu Sử).
Tổng thống Diệm có người anh ruột là tổng giám mục Ngô Ðình Thục muốn chuyển dân Việt Nam sang đạo Thiên Chúa. Em dâu Tổng Thống Diệm là Madame Ngô Ðình Nhu (nhũ danh Trần thị Lệ Xuân, chồng là em ruột và cố vấn cho Tổng Thống Diệm) vốn đạo Phật nhưng đổi sang đạo Thiên Chúa khi lấy chồng. Có lần ở Pháp được báo chí hỏi về việc thượng tọa Quảng Ðức tự thiêu, bà gọi đây là việc "nướng thịt" (barbecue) và tuyên bố: "let them burn and we shall clap our hand" (cứ để họ thiêu, chúng tôi sẽ vỗ tay). Người của ông Nhu cũng đến chùa Xá Lợi tịch thu "Trái Tim Bất Diệt" và tro xá lợi của thượng tọa, đánh đập tăng sĩ, phá tượng Phật. Chuyện này cũng xảy ra ở những ngôi chùa khác.
Cha mẹ bà Nhu sau đó đã từ con. Cha bà là đại sứ tại Mỹ, mẹ là quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc, đã từ chức để phản đối việc chánh quyền đàn áp Phật giáo.
Tôi đã từng được thấy "Trái tim bất diệt" của thượng toạ Thích Quảng Ðức đặt trong chùa Xá Lợi. Khi trước ở góc đường Nguyễn Ðình Chiểu và Cách mạng Tháng Tám ở Quận 3, Sài Gòn có tháp kỷ niệm Hòa thượng Quảng Ðức; đây là nơi hòa thượng đã tự thiêu. Bây giờ không biết có còn không.
Só-ri hơi dông dài, vì tôi đã từng học vài khóa thiền với thầy Thích Nhất Hạnh và đã được hân hạnh gặp chị Ngọc Phượng (bây giờ là sư cô Chân Không) cũng là đệ tử thầy Nhất Hạnh và là bạn thân của Nhất Chi Mai.
Viết hơi dài dòng, Admin cứ việc delete bất cứ đoạn nào thấy thừa.
(Sinh Viên Nhất Chi Mai tên thật là Phan Thị Mai, sinh ngày 20.2.1934 tại Thái Bình tỉnh Tây Ninh. Thân phụ là Ông Phan Duy Mỹ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Duyệt, ngụ tại nhà số 60/59 đường Yên Đỗ Sài gòn. Nhất Chi Mai Tự Thiêu vào lúc 7:30 sáng ngày mùng 8.4 Đinh Mùi (nhằm ngày 16.5.1967) tại chùa Từ Nghiêm đường Bà Hạt Cholon, để CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH VIỆT NAM sớm vãng hồi, Ánh lửa hào hùng của một Phật tử yêu nước, đã nói lên lòng đau xót quê hương với nguyện vọng thiết tha Hòa Bình - ghi chú của Vườn Lam - ...bấm vào đây để xem Tiểu Sử).
Tổng thống Diệm có người anh ruột là tổng giám mục Ngô Ðình Thục muốn chuyển dân Việt Nam sang đạo Thiên Chúa. Em dâu Tổng Thống Diệm là Madame Ngô Ðình Nhu (nhũ danh Trần thị Lệ Xuân, chồng là em ruột và cố vấn cho Tổng Thống Diệm) vốn đạo Phật nhưng đổi sang đạo Thiên Chúa khi lấy chồng. Có lần ở Pháp được báo chí hỏi về việc thượng tọa Quảng Ðức tự thiêu, bà gọi đây là việc "nướng thịt" (barbecue) và tuyên bố: "let them burn and we shall clap our hand" (cứ để họ thiêu, chúng tôi sẽ vỗ tay). Người của ông Nhu cũng đến chùa Xá Lợi tịch thu "Trái Tim Bất Diệt" và tro xá lợi của thượng tọa, đánh đập tăng sĩ, phá tượng Phật. Chuyện này cũng xảy ra ở những ngôi chùa khác.
Cha mẹ bà Nhu sau đó đã từ con. Cha bà là đại sứ tại Mỹ, mẹ là quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc, đã từ chức để phản đối việc chánh quyền đàn áp Phật giáo.
Tôi đã từng được thấy "Trái tim bất diệt" của thượng toạ Thích Quảng Ðức đặt trong chùa Xá Lợi. Khi trước ở góc đường Nguyễn Ðình Chiểu và Cách mạng Tháng Tám ở Quận 3, Sài Gòn có tháp kỷ niệm Hòa thượng Quảng Ðức; đây là nơi hòa thượng đã tự thiêu. Bây giờ không biết có còn không.
Só-ri hơi dông dài, vì tôi đã từng học vài khóa thiền với thầy Thích Nhất Hạnh và đã được hân hạnh gặp chị Ngọc Phượng (bây giờ là sư cô Chân Không) cũng là đệ tử thầy Nhất Hạnh và là bạn thân của Nhất Chi Mai.
Viết hơi dài dòng, Admin cứ việc delete bất cứ đoạn nào thấy thừa.
Em lại nhớ đọc ở đâu đó có nói rằng trái tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức được cất tại két của ngân hàng Thụy Điển Sài Gòn.
Phật Dược Sư
Phật Dược Sư được nhắc đến nhiều, và có cả bộ kinh Dược Sư. Tuy vậy, tượng Dược Sư rất hiếm xuất hiện trên chính điện. Trong những nơi tôi đến, mới thấy duy nhất có 1 chùa có tượng Dược Sư trên bàn thờ chính, được xếp cùng với A Di Đà, Thích Ca.
Phật Dược Sư, hay Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Đại Y Vương Thiện Thệ Phật là vị phật Giáo chủ của cõi Đông phương Lưu Ly Tĩnh thổ, có vai trò giống như cõi Tây phương Cực Lạc Tịnh độ của phật A Di Đà, tuy vậy có lẽ ít nổi tiếng hơn phật A Di Đà.
Phật Dược Sư có hình tượng như một Thầy Thuốc, chữa bệnh không phải cho thể xác, mà cho tinh thần con người. Thuốc của phật Dược Sư là để chữa vô minh, tham sân si... Hai bên Phật Dược Sư có hai vị Bồ Tát là Nhật Quang Biến chiếu và Nguyệt Quang Biến chiếu bồ tát. Nhật Quang thể hiện sự cứu độ vào ban ngày, cũng là tượng trưng cho Căn Bản Trí; Nguyệt Quang cứu độ vào ban đêm, cũng là Hậu Đắc Trí. Hai vị thể hiện sự cứu độ mọi lúc mọi nơi của Phật Dược Sư.
Bộ ba này vì thế gọi là Dược Sư tam tôn, Đông phương Tam thánh (tương ứng với Di Đà tam tôn là Tây phương Tam thánh, nhưng Di Đà tam tôn được biết đến nhiều hơn).
Phật Dược Sư, hay Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Đại Y Vương Thiện Thệ Phật là vị phật Giáo chủ của cõi Đông phương Lưu Ly Tĩnh thổ, có vai trò giống như cõi Tây phương Cực Lạc Tịnh độ của phật A Di Đà, tuy vậy có lẽ ít nổi tiếng hơn phật A Di Đà.
Phật Dược Sư có hình tượng như một Thầy Thuốc, chữa bệnh không phải cho thể xác, mà cho tinh thần con người. Thuốc của phật Dược Sư là để chữa vô minh, tham sân si... Hai bên Phật Dược Sư có hai vị Bồ Tát là Nhật Quang Biến chiếu và Nguyệt Quang Biến chiếu bồ tát. Nhật Quang thể hiện sự cứu độ vào ban ngày, cũng là tượng trưng cho Căn Bản Trí; Nguyệt Quang cứu độ vào ban đêm, cũng là Hậu Đắc Trí. Hai vị thể hiện sự cứu độ mọi lúc mọi nơi của Phật Dược Sư.
Bộ ba này vì thế gọi là Dược Sư tam tôn, Đông phương Tam thánh (tương ứng với Di Đà tam tôn là Tây phương Tam thánh, nhưng Di Đà tam tôn được biết đến nhiều hơn).
Pho tượng Phật Dược Sư trên chính điện chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) ở Hà Nội. Vì chùa có pho tượng phật Dược Sư cổ, nên được coi là chùa thờ Phật Dược Sư linh ứng, và các khóa kinh Dược Sư cũng thường được cử hành ở đây.
Chùa Hòe Nhai, tòa Cửu Long với Thích Ca sơ sinh ở giữa. Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi, Văn Thù cưỡi sư tử ở hai bên. Phía sau là phật Dược Sư.
Điều khá đặc biệt của những pho tượng chùa Hòe Nhai là một số tượng Bồ Tát và cả tượng Phật đều đầu trọc, giống các Tôn giả. Thường tượng Phật có tóc xoắn trên đầu, Bồ Tát đội mũ, nhưng ở đây đầu trọc cả.
Ngoài ra chùa cũng có bộ tượng kép "Vua Đội Phật" nổi tiếng, mà sẽ nói sau.
Ngoài ra chùa cũng có bộ tượng kép "Vua Đội Phật" nổi tiếng, mà sẽ nói sau.
Hôm nay rảnh lọ mọ vào đây chơi với bạn chitto. Chẳng là tớ chợt nhớ ra gần đây đi đình đi chùa bao giờ cũng thấy bia công đức to đùng. Đi quanh quẩn một lúc lại nhìn thấy mấy cái bàn, cái ghế ghi chữ to đùng là ông A bà B nào đó cung tiến hay công đức gì đó. Tớ thấy hơi phản cảm vụ này.
Hình như đạo Phật cũng có triết lý về vụ cho - nhận này thì phải. Bạn Chitto có rộng lòng bình giải cho tớ không?
Hình như đạo Phật cũng có triết lý về vụ cho - nhận này thì phải. Bạn Chitto có rộng lòng bình giải cho tớ không?
Vừa đi công tác 1 tuần, mới về nên giờ mới vào đọc bài bạn Greenline. Tớ có sở thích là viết cho đến ngọn nguồn, nên để hiểu sâu về cái bia công đức trong chùa, có lẽ phải tìm hiểu sâu xa về nguồn gốc của cái chùa.
Các tôn giáo lớn khác (Thiên Chúa, Hồi, Hindu...) tôn thờ 1 đấng Thần thánh (Chúa, Allah, Brahma - Vishnu - Shiva), nên lễ nghi thờ cúng vị Thần đó, cùng với nơi thờ tự là rất quan trọng, và đền thờ đi cùng với sự hình thành tôn giáo. Ngược lại, thuở sơ khai Phật giáo chưa phải là Tôn giáo như thấy ngày nay, không tôn thờ đấng nào, do đó cũng không có nơi thờ tự, hương khói gì hết. Chùa chưa có khi Phật giáo ra đời.
Phật chỉ đơn giản là vị Thầy giảng dạy một triết thuyết, lối sống mới, chứ không thờ phụng ai, và cũng không có phép thuật, thần thông gì cả. Các đệ tử và người tin theo sẽ nghe vị thầy đó giảng giải, nói chuyện. Và để tiện lợi cho người giảng cũng như người nghe, người theo, người tu tập, thì cần phải dựng những khu nhà để ngồi và nghỉ đêm. Những "tịnh xá" đầu tiên chỉ là những dãy lán nghỉ trong các khu vườn, dưới các gốc cây để tránh mưa rất đơn sơ (không được ở trong các tòa nhà lớn, sang trọng).
Cho đến khi Phật qua đời, các vua chia Xá Lị làm các phần đưa về các nước, và dựng lên các Stupa (Tháp) để gìn giữ Xá Lị đó, thì hình thức thờ cúng mới xuất hiện. Nhưng các Stupa vẫn chỉ là Stupa, không phải là Chùa.
Những đệ tử của Phật vẫn tiếp tục đi giảng đạo, và ở trong các lán trại. Nhưng sự thiếu vắng vị Thầy chung có lẽ gây hụt hẫng khá nhiều, và khiến nảy sinh nhu cầu lưu giữ hình ảnh vị Thầy đó, để khi nhìn vào người ta có thể tập trung tâm trí hướng vào con đường vị Thầy đó đã chỉ. Và do đó những hình ảnh Phật xuất hiện trong tranh vẽ, điêu khắc. Từ việc hướng tâm trí theo hình ảnh Phật đến việc thờ phụng hình ảnh đó không xa, nhất là với vùng đất vốn rất thịnh hành việc thờ cúng như Ấn Độ.
Thế là từ việc vốn không tôn thờ, phụng thờ cái gì hết, chỉ chú trọng việc hướng tâm, dần dà người ta đã biến Phật thành một kiểu Thần Tượng để thờ cúng. Và các ảnh tượng đó được để trang trọng trong những tòa nhà to lớn đẹp đẽ, mà xưa kia Phật không bao giờ bước chân vào.
Cái chùa theo nghĩa thờ cúng hình thành và ngày càng phát triển.
Các tôn giáo lớn khác (Thiên Chúa, Hồi, Hindu...) tôn thờ 1 đấng Thần thánh (Chúa, Allah, Brahma - Vishnu - Shiva), nên lễ nghi thờ cúng vị Thần đó, cùng với nơi thờ tự là rất quan trọng, và đền thờ đi cùng với sự hình thành tôn giáo. Ngược lại, thuở sơ khai Phật giáo chưa phải là Tôn giáo như thấy ngày nay, không tôn thờ đấng nào, do đó cũng không có nơi thờ tự, hương khói gì hết. Chùa chưa có khi Phật giáo ra đời.
Phật chỉ đơn giản là vị Thầy giảng dạy một triết thuyết, lối sống mới, chứ không thờ phụng ai, và cũng không có phép thuật, thần thông gì cả. Các đệ tử và người tin theo sẽ nghe vị thầy đó giảng giải, nói chuyện. Và để tiện lợi cho người giảng cũng như người nghe, người theo, người tu tập, thì cần phải dựng những khu nhà để ngồi và nghỉ đêm. Những "tịnh xá" đầu tiên chỉ là những dãy lán nghỉ trong các khu vườn, dưới các gốc cây để tránh mưa rất đơn sơ (không được ở trong các tòa nhà lớn, sang trọng).
Cho đến khi Phật qua đời, các vua chia Xá Lị làm các phần đưa về các nước, và dựng lên các Stupa (Tháp) để gìn giữ Xá Lị đó, thì hình thức thờ cúng mới xuất hiện. Nhưng các Stupa vẫn chỉ là Stupa, không phải là Chùa.
Những đệ tử của Phật vẫn tiếp tục đi giảng đạo, và ở trong các lán trại. Nhưng sự thiếu vắng vị Thầy chung có lẽ gây hụt hẫng khá nhiều, và khiến nảy sinh nhu cầu lưu giữ hình ảnh vị Thầy đó, để khi nhìn vào người ta có thể tập trung tâm trí hướng vào con đường vị Thầy đó đã chỉ. Và do đó những hình ảnh Phật xuất hiện trong tranh vẽ, điêu khắc. Từ việc hướng tâm trí theo hình ảnh Phật đến việc thờ phụng hình ảnh đó không xa, nhất là với vùng đất vốn rất thịnh hành việc thờ cúng như Ấn Độ.
Thế là từ việc vốn không tôn thờ, phụng thờ cái gì hết, chỉ chú trọng việc hướng tâm, dần dà người ta đã biến Phật thành một kiểu Thần Tượng để thờ cúng. Và các ảnh tượng đó được để trang trọng trong những tòa nhà to lớn đẹp đẽ, mà xưa kia Phật không bao giờ bước chân vào.
Cái chùa theo nghĩa thờ cúng hình thành và ngày càng phát triển.
Lúc đầu, các Stupa thờ Phật và các tịnh xá dành cho các sư tu hành không ở cùng chỗ. Stupa ở trong kinh thành, còn tịnh xá phải ở chỗ vắng vẻ xa cách thành thị. Nhưng về sau thì quanh Stupa cũng thành các tu viện lớn. Chùa ngày nay bao gồm cả hai chức năng đó: Nơi thờ cúng Phật và nơi tu hành của các sư.
Để có các tịnh xá cho các sư tu hành, phải có đất. Mà Phật thì đồ ăn phải là đồ xin, đồ mặc phải là vải thừa người ta vứt đi (nguyên thủy là vải liệm người chết vứt đi), không được sở hữu tài sản. Thế thì lấy đâu ra đất làm tịnh xá? Cái sự Cho - Nhận đất đai bắt đầu từ đây.
Theo Phật giáo, thì người đầu tiên dâng cúng đất là vua của thành Vương Xá. Vị vua này đã tặng Phật và các đệ tử một mảnh đất rộng ngoài thành để làm nơi trú chân. Tiếp đó là một trưởng giả (Cấp Cô Độc) dâng tặng một khu vườn rất đẹp.
Cả hai khu vườn đó (và về sau nhiều khu đất khác), quyền sử dụng đều thuộc về Phật và đệ tử vĩnh viễn, nhưng quyền sở hữu vẫn trong tay vua và trưởng giả. Như thế là Phật vẫn không sở hữu của cải, chỉ nhận thiện nghiệp thông qua việc sử dụng chỗ đó làm nơi nghỉ thôi.
Còn tất nhiên về sau, để đảm bảo quyền sử dụng, nó dần phải gắn với quyền sở hữu. Và các sư cũng không còn du hành nữa, mà định cư tại các mảnh đất, dựng chùa làm nhà, có trong tay quyền sở hữu.
Ở Việt Nam xưa kia và cả bây giờ, đất chùa là đất Hương Hỏa, một khi còn có người thờ cúng thì không được xâm phạm.
Để có các tịnh xá cho các sư tu hành, phải có đất. Mà Phật thì đồ ăn phải là đồ xin, đồ mặc phải là vải thừa người ta vứt đi (nguyên thủy là vải liệm người chết vứt đi), không được sở hữu tài sản. Thế thì lấy đâu ra đất làm tịnh xá? Cái sự Cho - Nhận đất đai bắt đầu từ đây.
Theo Phật giáo, thì người đầu tiên dâng cúng đất là vua của thành Vương Xá. Vị vua này đã tặng Phật và các đệ tử một mảnh đất rộng ngoài thành để làm nơi trú chân. Tiếp đó là một trưởng giả (Cấp Cô Độc) dâng tặng một khu vườn rất đẹp.
Cả hai khu vườn đó (và về sau nhiều khu đất khác), quyền sử dụng đều thuộc về Phật và đệ tử vĩnh viễn, nhưng quyền sở hữu vẫn trong tay vua và trưởng giả. Như thế là Phật vẫn không sở hữu của cải, chỉ nhận thiện nghiệp thông qua việc sử dụng chỗ đó làm nơi nghỉ thôi.
Còn tất nhiên về sau, để đảm bảo quyền sử dụng, nó dần phải gắn với quyền sở hữu. Và các sư cũng không còn du hành nữa, mà định cư tại các mảnh đất, dựng chùa làm nhà, có trong tay quyền sở hữu.
Ở Việt Nam xưa kia và cả bây giờ, đất chùa là đất Hương Hỏa, một khi còn có người thờ cúng thì không được xâm phạm.
Công đức ở chùa
Đọc trong sử Việt Nam, thường thấy Vua quan dâng đất làm chùa. Triều Lý là dựng chùa nhiều nhất, riêng bà Ỷ Lan dựng mới 100 ngôi chùa. Dân chúng không thể dựng mới chùa được, thường là đóng góp vào chùa dưới các hình thức.
Một trong những hình thức đóng góp vào chùa nhiều nhất dưới đời Lê - Nguyễn là đóng "Hậu". Những người giàu có tin Phật, nhưng không có con nối dõi, khi qua đời thường hiến tất cả đất đai, của cải cho chùa. Chùa sẽ làm tượng người đó (thường bằng đá) để ở đằng sau, trước chùa, hoặc ngay bên tường cạnh chùa, để hương khói thờ cúng, gọi là tượng Hậu.
Xưa kia nhà có con cháu thì chỉ đưa lên chùa làm lễ, chứ không để thờ trên chùa (vì thờ trên chùa chỉ dành cho người không có ai thờ cúng). Nhưng ngày nay thì hình thức đưa lên chùa, gọi là Ký Kị, hay thờ Vong lại rất thịnh hành.
Bên cạnh các tượng Hậu để thờ, thì những người có đóng góp công đức cũng được ghi tên vào các tấm bia Công đức. Về lý sâu xa thì khi công đức cho chùa, nhà chùa không phải "cảm ơn" gì hết, vì như thế là làm tiêu hết thiện nghiệp của người đóng góp. Thế nhưng đã vào cuộc sống thì không thể cứng nhắc thế được, phải ghi công đức thì người ta mới đóng góp tiếp chứ !!!
Một số bia ghi tên người đóng góp công đức, và ở giữa là một pho tượng Hậu. Hình thức tượng Hậu hình như chỉ có ở chùa miền Bắc. Miền trung và miền Nam bàn thờ Vong có nhiều, nhưng tượng hậu thì ít.
Một trong những hình thức đóng góp vào chùa nhiều nhất dưới đời Lê - Nguyễn là đóng "Hậu". Những người giàu có tin Phật, nhưng không có con nối dõi, khi qua đời thường hiến tất cả đất đai, của cải cho chùa. Chùa sẽ làm tượng người đó (thường bằng đá) để ở đằng sau, trước chùa, hoặc ngay bên tường cạnh chùa, để hương khói thờ cúng, gọi là tượng Hậu.
Xưa kia nhà có con cháu thì chỉ đưa lên chùa làm lễ, chứ không để thờ trên chùa (vì thờ trên chùa chỉ dành cho người không có ai thờ cúng). Nhưng ngày nay thì hình thức đưa lên chùa, gọi là Ký Kị, hay thờ Vong lại rất thịnh hành.
Bên cạnh các tượng Hậu để thờ, thì những người có đóng góp công đức cũng được ghi tên vào các tấm bia Công đức. Về lý sâu xa thì khi công đức cho chùa, nhà chùa không phải "cảm ơn" gì hết, vì như thế là làm tiêu hết thiện nghiệp của người đóng góp. Thế nhưng đã vào cuộc sống thì không thể cứng nhắc thế được, phải ghi công đức thì người ta mới đóng góp tiếp chứ !!!
Một số bia ghi tên người đóng góp công đức, và ở giữa là một pho tượng Hậu. Hình thức tượng Hậu hình như chỉ có ở chùa miền Bắc. Miền trung và miền Nam bàn thờ Vong có nhiều, nhưng tượng hậu thì ít.
Về "Công đức" hiện nay ở các chùa, có hai hình thức:
- Đóng góp bằng tiền, được ghi lại trong các sổ công đức, và có thể là các bia công đức.
- Đóng góp bằng hiện vật: tượng, chuông, hoành phi câu đối, pháp khí...
Việc đóng góp bằng hiện vật có từ lâu rồi. Tuy nhiên những dòng chữ ghi tên người công đức viết bằng tiếng Hán trên các hoành phi câu đối, mọi người không biết nên cũng không quan tâm. Còn bây giờ thì phải viết bằng Quốc ngữ, nên thấy phản cảm; một câu đối chữ hán rõ to lại có mấy dòng: Gia đình bà X, ông Y, ở địa chỉ ABC cung tiến ngày DEF...
Thậm chí nơi làm cũng quảng cáo ngay trên đó. Như vừa rồi tớ vào chùa Vĩnh Nghiêm, thấy cái lư hương đồng cực to trước chùa, quanh miệng khắc tên cơ sở đúc, tên người bỏ tiền, nhưng địa chỉ ghi sai chính tả là "Xương Nguyệt Ánh" thay vì "Sương".
Bia hậu có khắc tượng hậu chùa La Phù
- Đóng góp bằng tiền, được ghi lại trong các sổ công đức, và có thể là các bia công đức.
- Đóng góp bằng hiện vật: tượng, chuông, hoành phi câu đối, pháp khí...
Việc đóng góp bằng hiện vật có từ lâu rồi. Tuy nhiên những dòng chữ ghi tên người công đức viết bằng tiếng Hán trên các hoành phi câu đối, mọi người không biết nên cũng không quan tâm. Còn bây giờ thì phải viết bằng Quốc ngữ, nên thấy phản cảm; một câu đối chữ hán rõ to lại có mấy dòng: Gia đình bà X, ông Y, ở địa chỉ ABC cung tiến ngày DEF...
Thậm chí nơi làm cũng quảng cáo ngay trên đó. Như vừa rồi tớ vào chùa Vĩnh Nghiêm, thấy cái lư hương đồng cực to trước chùa, quanh miệng khắc tên cơ sở đúc, tên người bỏ tiền, nhưng địa chỉ ghi sai chính tả là "Xương Nguyệt Ánh" thay vì "Sương".
Bia hậu có khắc tượng hậu chùa La Phù
Công trình nghiên cứu của bác Chitto thật là công phu và chi tiết, điều này thật hiếm có trên các diễn đàn du lịch thông thường. Cách giải thích và dẫn luận cũng gần gũi và dễ hiểu. Điều này nhiều phật tử hay đôi khi một số sư tăng cũng không sâu sắc đến như vậy trong cách giảng giải và thuyết pháp. Hy vọng được đọc nhiều bài viết hay và tư liệu quý nữa.
Các thành viên cũng nên đóng góp bài viết và hình ảnh tiêu biểu và phù hợp để minh họa với bác Chitto nhé !
Xét về một khía cạnh nào đó thì khi các bạn Phượt cần những thông tin kiểu này thì chịu chết không thể tìm đâu ra.
Thật vô cùng quý giá!
(Xin đóng góp cái ảnh Vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc như bác Chitto nêu bài viết trên)
Ngày nay khi đạo Phật không còn trong giai đoạn cực thịnh xưa kia nữa thì khu vườn vẫn được giữ và sử dụng như một công viên
Các thành viên cũng nên đóng góp bài viết và hình ảnh tiêu biểu và phù hợp để minh họa với bác Chitto nhé !
Xét về một khía cạnh nào đó thì khi các bạn Phượt cần những thông tin kiểu này thì chịu chết không thể tìm đâu ra.
Thật vô cùng quý giá!
(Xin đóng góp cái ảnh Vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc như bác Chitto nêu bài viết trên)
Ngày nay khi đạo Phật không còn trong giai đoạn cực thịnh xưa kia nữa thì khu vườn vẫn được giữ và sử dụng như một công viên
Các di tích còn lại: Kỳ Viên Tịnh Xá
Các giáo đoàn quốc tế vẫn thường xuyên tổ chức hành hương và truyền dạy giáo lý về việc làm phúc cúng dường tại vườn của ngài Cấp Cô Độc
Các giáo đoàn quốc tế vẫn thường xuyên tổ chức hành hương và truyền dạy giáo lý về việc làm phúc cúng dường tại vườn của ngài Cấp Cô Độc
Về "Công đức" hiện nay ở các chùa, có hai hình thức:
- Đóng góp bằng tiền, được ghi lại trong các sổ công đức, và có thể là các bia công đức.
- Đóng góp bằng hiện vật: tượng, chuông, hoành phi câu đối, pháp khí...
Việc đóng góp bằng hiện vật có từ lâu rồi. Tuy nhiên những dòng chữ ghi tên người công đức viết bằng tiếng Hán trên các hoành phi câu đối, mọi người không biết nên cũng không quan tâm. Còn bây giờ thì phải viết bằng Quốc ngữ, nên thấy phản cảm; một câu đối chữ hán rõ to lại có mấy dòng: Gia đình bà X, ông Y, ở địa chỉ ABC cung tiến ngày DEF...
- Đóng góp bằng tiền, được ghi lại trong các sổ công đức, và có thể là các bia công đức.
- Đóng góp bằng hiện vật: tượng, chuông, hoành phi câu đối, pháp khí...
Việc đóng góp bằng hiện vật có từ lâu rồi. Tuy nhiên những dòng chữ ghi tên người công đức viết bằng tiếng Hán trên các hoành phi câu đối, mọi người không biết nên cũng không quan tâm. Còn bây giờ thì phải viết bằng Quốc ngữ, nên thấy phản cảm; một câu đối chữ hán rõ to lại có mấy dòng: Gia đình bà X, ông Y, ở địa chỉ ABC cung tiến ngày DEF...
Tớ thì quan niệm công đức là ở cái tâm, hay nói nôm na là lòng thành. Chuyện cung tiến hay công đức ghi tên thì thôi tùy người. Nhưng nói thật vào chùa nhìn mấy cái bia công đức to đùng, rồi thấy Phật thì ít mà thấy tên người A, B, C thì nhiều. Ô hay, thế hoá ra chúng ta đang người nọ vái tên người kia à? Chưa kể chuyện bây giờ chùa chiền nhiều nơi đua nhau xây to, hoành tráng, sơn son thiếp vàng xa hoa bóng bẩy. Chưa nói chuyện cái sự cố gắng tô vẽ đấy làm cho cảnh quan nó giả tạo thì cái không khí cổ kính, trang nghiêm đã mất đi ít nhiều. Chưa kể bà con vào chùa thì cầu này khấn nọ rất hoành tráng. Dường như bây giờ nhiều nơi Phật cũng thành một cái gì đó giống như thần hay thánh gì đó rồi. Nhưng cũng may còn mấy chùa kiểu Thiền viện Trúc lâm giữ được sự tôn kính trang nghiêm. Mặc dù tớ vào đó cũng hơi cảm thấy xa lạ. Có lẽ do sư thầy miền Nam hoặc chịu ảnh hưởng của nơi khác nó vậy.
Về vấn đề mà Greenline đưa ra, thì thực sự nó quá rộng, quá lớn, quá phức tạp và liên quan đến quá nhiều vấn đề khác, là sự thay đổi của cả một hệ thống xã hội với những thay đổi trong giá trị của nó, liên quan đến những yếu tố Phật giáo miền Bắc, miền Nam, miền Trung từ trong quá khứ hàng trăm năm, quá khứ vài chục năm, quá khứ mười năm nay, cũng như các chính sách của thể chế chính trị, sự đảo lộn của các giá trị truyền thống...
Bởi đâu chỉ có Chùa thay đổi, toàn bộ xã hội đã và đang thay đổi, vì lẽ gì chùa lại không được thay đổi?
Để nhận định được sơ bộ về cái gọi là "Phật cũng thành một cái gì đó giống như thần hay thánh gì đó rồi" có lẽ cả một luận án Tiến sĩ cũng chưa đủ. Vì thế tớ thấy tớ không đủ sức để có thể bàn đến nó.
Trong topic này của tớ, hầu như tớ chỉ tập trung vào những giá trị được hình thành và phát triển từ cách đây ít nhất là khoảng trăm năm. Do đó các hình ảnh hầu hết là các ngôi chùa cổ, tượng cổ. Và cũng vì vậy chủ yếu là ảnh chùa ở miền Bắc, nơi có những chùa cổ hàng trăm năm, dù rằng ảnh chùa miền Trung, miền Nam tớ cũng có một số. Những sự biến đổi, thay đổi trong vòng ba chục năm gần đây sẽ rất khó nắm bắt và bình luận chính xác.
Bởi đâu chỉ có Chùa thay đổi, toàn bộ xã hội đã và đang thay đổi, vì lẽ gì chùa lại không được thay đổi?
Để nhận định được sơ bộ về cái gọi là "Phật cũng thành một cái gì đó giống như thần hay thánh gì đó rồi" có lẽ cả một luận án Tiến sĩ cũng chưa đủ. Vì thế tớ thấy tớ không đủ sức để có thể bàn đến nó.
Trong topic này của tớ, hầu như tớ chỉ tập trung vào những giá trị được hình thành và phát triển từ cách đây ít nhất là khoảng trăm năm. Do đó các hình ảnh hầu hết là các ngôi chùa cổ, tượng cổ. Và cũng vì vậy chủ yếu là ảnh chùa ở miền Bắc, nơi có những chùa cổ hàng trăm năm, dù rằng ảnh chùa miền Trung, miền Nam tớ cũng có một số. Những sự biến đổi, thay đổi trong vòng ba chục năm gần đây sẽ rất khó nắm bắt và bình luận chính xác.
Cho tớ hỏi chen ngang.
stupa và pagoda khác nhau ở điểm nào? người ta hay dịch stupa là Tháp, pagoda là Chùa, để phân biệt với temples thường được dịch là đền, nhưng tớ thấy có mấy việc.
Một là khách nước ngoài, nhất là khách Mỹ, rất hay gọi Chùa là Buddist temples. Có người phân tích tỷ mỷ rằng nguồn gốc chữ pagoda là do đâu. Tớ không nắm bắt được hết, nhưng tớ nghĩ dịch Chùa là pagoda đúng là một cách dịch thô, từ chữ sang chữ, kiểu như mình gọi Văn miếu là Temple of Literature, lâu rồi thành quen nên cứ dùng chứ không lột tả hết được ý nghĩa.
Hai là có một bà chị, đi Indonesia về xong bảo Pagoda là tháp chùa, và ở trong các chùa bên Indo người ta dùng để chỉ các tháp đưa hài cốt phật tử vào hoả táng.
Hình như còn có tài liệu nói Pagoda nguyên trong tiếng phạn là một cái vòm ...
stupa và pagoda khác nhau ở điểm nào? người ta hay dịch stupa là Tháp, pagoda là Chùa, để phân biệt với temples thường được dịch là đền, nhưng tớ thấy có mấy việc.
Một là khách nước ngoài, nhất là khách Mỹ, rất hay gọi Chùa là Buddist temples. Có người phân tích tỷ mỷ rằng nguồn gốc chữ pagoda là do đâu. Tớ không nắm bắt được hết, nhưng tớ nghĩ dịch Chùa là pagoda đúng là một cách dịch thô, từ chữ sang chữ, kiểu như mình gọi Văn miếu là Temple of Literature, lâu rồi thành quen nên cứ dùng chứ không lột tả hết được ý nghĩa.
Hai là có một bà chị, đi Indonesia về xong bảo Pagoda là tháp chùa, và ở trong các chùa bên Indo người ta dùng để chỉ các tháp đưa hài cốt phật tử vào hoả táng.
Hình như còn có tài liệu nói Pagoda nguyên trong tiếng phạn là một cái vòm ...
Có thể tra wikipedia để biết ý nghĩa gốc của từ pagoda http://en.wikipedia.org/wiki/Pagoda
Theo đó, từ Pagoda không phải tiếng Phạn, mà là kết hợp tiếng Bồ, Ba Tư, đều có nghĩa là "cái đền thờ" cả. Thế nhưng người Anh lại dùng từ này để chỉ những cái tháp thờ ở phương Đông. Tháp thờ này không nhất thiết là Stupa, vì Stupa thì phải theo đúng kết cấu là phải có hình bát úp, còn pagoda có thể là tháp thẳng như ở Trung Quốc, Việt Nam, hay hình quả chuông như ở Miến, Thái.
Thời cổ (và ngay cả bây giờ ở Ấn Độ, Miến Điện) thì Stupa mang tính trung tâm của một đền thờ (temple) nhưng có thể không gắn với tu viện (monastery), nghĩa là không có sư tăng sống ở đó, mà chỉ đến đó hành lễ thôi.
Nhưng dần dần thì các tu viện đều ở quanh các Stupa / Pagoda cả, do đó từ Pagoda vừa mang nghĩa cái tháp thờ, lại bao hàm cả đền thờ và cái tu viện xung quanh. Tu viện phải có đền thờ để hành lễ, và đền thờ thì có Stupa.
Ở Miến Điện, Thái Lan thì Đền thờ Phật (temple), tháp thờ (Pagoda), tu viện (monastery) có thể không gắn liền với nhau, nhưng ở Trung Quốc, Việt Nam, tu viện + đền thờ + tháp (monastery + temple + pagoda) thường gắn thành một quần thể thống nhất, không tách biệt. Theo tôi, nếu dùng temple hay monastery thì đều không bao hàm được đủ nghĩa, mà lại dễ nhầm lẫn sang các tôn giáo khác; do đó dùng Pagoda, tuy chưa đủ nghĩa, nhưng có tính đặc trưng cho quần thể, và dịch là Chùa trong tiếng Việt cũng không có gì là sai lắm.
Theo đó, từ Pagoda không phải tiếng Phạn, mà là kết hợp tiếng Bồ, Ba Tư, đều có nghĩa là "cái đền thờ" cả. Thế nhưng người Anh lại dùng từ này để chỉ những cái tháp thờ ở phương Đông. Tháp thờ này không nhất thiết là Stupa, vì Stupa thì phải theo đúng kết cấu là phải có hình bát úp, còn pagoda có thể là tháp thẳng như ở Trung Quốc, Việt Nam, hay hình quả chuông như ở Miến, Thái.
Thời cổ (và ngay cả bây giờ ở Ấn Độ, Miến Điện) thì Stupa mang tính trung tâm của một đền thờ (temple) nhưng có thể không gắn với tu viện (monastery), nghĩa là không có sư tăng sống ở đó, mà chỉ đến đó hành lễ thôi.
Nhưng dần dần thì các tu viện đều ở quanh các Stupa / Pagoda cả, do đó từ Pagoda vừa mang nghĩa cái tháp thờ, lại bao hàm cả đền thờ và cái tu viện xung quanh. Tu viện phải có đền thờ để hành lễ, và đền thờ thì có Stupa.
Ở Miến Điện, Thái Lan thì Đền thờ Phật (temple), tháp thờ (Pagoda), tu viện (monastery) có thể không gắn liền với nhau, nhưng ở Trung Quốc, Việt Nam, tu viện + đền thờ + tháp (monastery + temple + pagoda) thường gắn thành một quần thể thống nhất, không tách biệt. Theo tôi, nếu dùng temple hay monastery thì đều không bao hàm được đủ nghĩa, mà lại dễ nhầm lẫn sang các tôn giáo khác; do đó dùng Pagoda, tuy chưa đủ nghĩa, nhưng có tính đặc trưng cho quần thể, và dịch là Chùa trong tiếng Việt cũng không có gì là sai lắm.
Có lẽ đúng. Ngày xưa con người ta chỉ cần cơm no áo ấm, bây giờ tiêu chuẩn lại phải là ăn ngon mặc đẹp. Việc mở mang, xây chùa to hơn, đẹp hơn, rộng hơn cũng là sự tất nhiên. Nhưng vấn đề ở chỗ bia công đức với tên người công đức nhiều quá. Cái thứ hai nữa là sự chắp vá, sự giả tạo. Chẳng hạn như xây chùa bằng bê tông nhưng vẫn cố sơn phết, bôi đắp cho giống làm bằng gỗ. Hoặc tượng làm bằng bê tông phủ nhũ vàng. Được một thời gian thì cái tróc, cái lở loét, cái ngả màu chẳng giống ai cả. Còn chuyện sơn son thiếp vàng thì không biết có phải vật liệu rẻ tiền không mà trông bóng lộn y sì như xe máy Trung Quốc rẻ tiền.
"Dẫu xây chín bậc phù đồ
Không bằng công đức cứu cho một người"
Không bằng công đức cứu cho một người"
Ngay báo chí cũng hay giật tít "Đi chùa cầu bình an....."
Thì dân đen đi chùa để cầu nọ cầu kia là bình thường thôi, làm sao khác được.
Thì dân đen đi chùa để cầu nọ cầu kia là bình thường thôi, làm sao khác được.
Có một chút biết về văn hóa cổ, tớ còn xót xa hơn nhiều khi thấy các di sản bị phá hoại, bị làm hỏng, bị ăn cắp, bị đánh tráo, bị hủy hoại dưới cái gọi là "tu bổ di tích" ấy chứ. Tớ thấy hàng loạt hoành phi, câu đối cổ với nét chữ tuyệt đẹp vô giá bị vứt đi (hoặc bán đi) để thay vào những "sản phẩm khắc gỗ" cẩu thả vàng chóe lọe, chữ thì tởm lợm và sai lè của những thầy đồ nửa mùa; những pho tượng gỗ cổ để lăn lóc nhường chỗ cho mấy đống gạch phủ sơn vàng...
(Gần đây nhất là bộ tượng kép chùa Hòe Nhai bị sơn lại, trông sợ kinh khủng).
Tiếc là tiếc dưới khía cạnh văn hóa lịch sử bị suy đồi, hủy hoại, tâm linh bị thương mại hóa... nhưng cũng chỉ là biết thế, vì thực ra đó là điều bất khả kháng.
Xưa kia Phật cho rằng sau khi mình qua đời thì 500 năm là sẽ đến lúc Mạt pháp, giáo lý sẽ bị hủy hoại, và do đó mới phải có Di Lặc ra đời để khôi phục. Nay 2500 năm rồi, thì nếu có Mạt pháp cũng không phải là quá đáng. Nhưng Mạt pháp chưa ?
Thực ra, nhìn sâu vào thì cái gì cũng có tính hai mặt, để rồi đi vào Trung đạo. Việc tô vẽ sơn màu mè, cầu khấn Phật như thần thánh có tính tiêu cực nhưng cũng có mặt tích cực. Con người thời nay không phải con người thời Phật sống, khác xa thời đi tìm triết lý, chân lý thuở sơ khai.
Cũng chính vì thế trong Phật giáo có hai chữ rất hay là TÙY DUYÊN và PHƯƠNG TIỆN điều mà các tôn giáo khác gần như không dám làm theo triệt để.
(Gần đây nhất là bộ tượng kép chùa Hòe Nhai bị sơn lại, trông sợ kinh khủng).
Tiếc là tiếc dưới khía cạnh văn hóa lịch sử bị suy đồi, hủy hoại, tâm linh bị thương mại hóa... nhưng cũng chỉ là biết thế, vì thực ra đó là điều bất khả kháng.
Xưa kia Phật cho rằng sau khi mình qua đời thì 500 năm là sẽ đến lúc Mạt pháp, giáo lý sẽ bị hủy hoại, và do đó mới phải có Di Lặc ra đời để khôi phục. Nay 2500 năm rồi, thì nếu có Mạt pháp cũng không phải là quá đáng. Nhưng Mạt pháp chưa ?
Thực ra, nhìn sâu vào thì cái gì cũng có tính hai mặt, để rồi đi vào Trung đạo. Việc tô vẽ sơn màu mè, cầu khấn Phật như thần thánh có tính tiêu cực nhưng cũng có mặt tích cực. Con người thời nay không phải con người thời Phật sống, khác xa thời đi tìm triết lý, chân lý thuở sơ khai.
Cũng chính vì thế trong Phật giáo có hai chữ rất hay là TÙY DUYÊN và PHƯƠNG TIỆN điều mà các tôn giáo khác gần như không dám làm theo triệt để.
Cách đây vài năm tớ cũng nghĩ như nhiều người, thấy những điều buồn cười trong lễ chùa là sai trái, nhưng với hai chữ Tùy duyên, Phương tiện thì lại có thể bao dung hơn rồi. Cái lý "đúng - sai" trong Phật giáo không đơn giản như cuộc sống thường.
Nếu đem đúng giáo thuyết nguyên thủy ra so sánh, thì có thể nói Phật giáo ta thấy giờ là sai sạch:
- Thờ cúng tượng Phật bằng gỗ đá là sai
- Làm chùa tiêu tốn tiền là sai
- Tượng thếp vàng là sai, cúng tiền cho chùa là sai
- Các lễ giải hạn, cầu này nọ là sai
- Kinh sách viết ra và đọc lên là sai (tâm truyền tâm, không truyền khẩu)
- ...
Ấy thế nhưng chính nhờ những cái "sai" đó mà Phật giáo còn truyền đến ngày nay. Nếu triệt để như thời Phật còn sống, thì đúng là sau 500 năm sẽ không còn ai biết đến giáo pháp đó nữa.
Chính nhờ những hình thức thờ cúng, cầu nguyện, lễ lạt, cầu khấn, giải hạn, cầu bình an... mà Phật giáo mới đi vào trong dân gian được, mới sống được trong các xã hội mà người dân ăn còn đói, không biết đọc biết viết. Chính nhờ những pho tượng thếp vàng (giả) ấy mà nhiều người biết đến Phật giáo hơn, dù rằng chưa đúng, nhưng ít ra trong trăm người cũng lọc ra vài người hiểu đúng. Còn hơn là chả có ai theo để mà biết đúng sai cả.
Và cuối cùng, thì sẽ không còn Đúng - Sai nữa, tất cả chỉ là "Bất nhị pháp môn".
Nếu đem đúng giáo thuyết nguyên thủy ra so sánh, thì có thể nói Phật giáo ta thấy giờ là sai sạch:
- Thờ cúng tượng Phật bằng gỗ đá là sai
- Làm chùa tiêu tốn tiền là sai
- Tượng thếp vàng là sai, cúng tiền cho chùa là sai
- Các lễ giải hạn, cầu này nọ là sai
- Kinh sách viết ra và đọc lên là sai (tâm truyền tâm, không truyền khẩu)
- ...
Ấy thế nhưng chính nhờ những cái "sai" đó mà Phật giáo còn truyền đến ngày nay. Nếu triệt để như thời Phật còn sống, thì đúng là sau 500 năm sẽ không còn ai biết đến giáo pháp đó nữa.
Chính nhờ những hình thức thờ cúng, cầu nguyện, lễ lạt, cầu khấn, giải hạn, cầu bình an... mà Phật giáo mới đi vào trong dân gian được, mới sống được trong các xã hội mà người dân ăn còn đói, không biết đọc biết viết. Chính nhờ những pho tượng thếp vàng (giả) ấy mà nhiều người biết đến Phật giáo hơn, dù rằng chưa đúng, nhưng ít ra trong trăm người cũng lọc ra vài người hiểu đúng. Còn hơn là chả có ai theo để mà biết đúng sai cả.
Và cuối cùng, thì sẽ không còn Đúng - Sai nữa, tất cả chỉ là "Bất nhị pháp môn".
Bác này, mỗi lần bác phát hiện ra một vụ làm ko đúng ở các di sản văn hoá bác thấy có nên cá chép lại rồi gửi lên báo, hoặc đơn giản là đăng lên blog của bác ko ?
PS
Nhà bác bây giờ còn ở Thành công ko ạ?
PS
Nhà bác bây giờ còn ở Thành công ko ạ?
Có nhiều người nói Phật giáo bản thân gốc gác không phải là Tôn giáo, theo nghĩa hiểu của Tôn giáo là có hệ thống thờ cúng, đền đài cơ sở vật chất, thờ phụng bất cứ đấng nào như tất cả các Tôn giáo khác. Chỉ sau này trong quá trình phát triển, để tiếp cận với nhiều đối tượng, mới hình thành nên các hệ thống chùa chiền, lễ nghi, tranh tượng, thờ cúng mà ta thấy ngày nay.
Vốn gốc Phật giáo không và không thể truyền bằng hình thức lễ nghi, nên các hình thức đó chỉ là cái phương tiện rất bên ngoài cho nội dung sâu xa mà không phải ai cũng có thể hiểu được. Người vô minh thì còn phân biệt nơi này là chùa, nơi kia không phải chùa; nơi này đẹp nơi kia xấu; chỗ này tượng tróc sơn, nơi kia tượng thếp vàng; lời này là cầu lợi, lời kia không... Hết vô minh thì ở đâu cũng là chùa, đâu cũng là Phật, lời nào cũng là nguyện.
Nhưng còn phải vượt lên cả Vô minh và Hết vô minh, khi đó đâu cũng là chùa và cũng không là chùa, vì chùa là không mà không cũng là chùa; đâu cũng là Phật mà cũng chả có Phật...
Vì thế, mới có những pháp thoại kì lạ mà có lẽ không tôn giáo nào dám nói đến:
Hỏi: Phật là gì
Đáp: Là cám ở đáy cối (Trần Nhân Tông)
Hỏi: Phật là gì
Đáp: Là que cứt khô (Thiền sư Vân Môn)
"Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ" - Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ (Thiền sư Vô Môn)
Diễn giải thì phiền phức lắm. Ý tớ chỉ muốn nói là: đừng có câu nệ vào cái gì quá, câu nệ khiến lầm tưởng như quý Phật giáo mà thực ra lại hiểu sai hoàn toàn Phật giáo.
Tiếc vì khía cạnh di tích lịch sử văn hóa thì còn được, chứ tiếc vì khía cạnh Phật giáo thì nhầm rồi.
@sungak: Không. Có nhiều lý do để không làm việc đó.
Vốn gốc Phật giáo không và không thể truyền bằng hình thức lễ nghi, nên các hình thức đó chỉ là cái phương tiện rất bên ngoài cho nội dung sâu xa mà không phải ai cũng có thể hiểu được. Người vô minh thì còn phân biệt nơi này là chùa, nơi kia không phải chùa; nơi này đẹp nơi kia xấu; chỗ này tượng tróc sơn, nơi kia tượng thếp vàng; lời này là cầu lợi, lời kia không... Hết vô minh thì ở đâu cũng là chùa, đâu cũng là Phật, lời nào cũng là nguyện.
Nhưng còn phải vượt lên cả Vô minh và Hết vô minh, khi đó đâu cũng là chùa và cũng không là chùa, vì chùa là không mà không cũng là chùa; đâu cũng là Phật mà cũng chả có Phật...
Vì thế, mới có những pháp thoại kì lạ mà có lẽ không tôn giáo nào dám nói đến:
Hỏi: Phật là gì
Đáp: Là cám ở đáy cối (Trần Nhân Tông)
Hỏi: Phật là gì
Đáp: Là que cứt khô (Thiền sư Vân Môn)
"Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ" - Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ (Thiền sư Vô Môn)
Diễn giải thì phiền phức lắm. Ý tớ chỉ muốn nói là: đừng có câu nệ vào cái gì quá, câu nệ khiến lầm tưởng như quý Phật giáo mà thực ra lại hiểu sai hoàn toàn Phật giáo.
Tiếc vì khía cạnh di tích lịch sử văn hóa thì còn được, chứ tiếc vì khía cạnh Phật giáo thì nhầm rồi.
@sungak: Không. Có nhiều lý do để không làm việc đó.
Quán Thế Âm Bồ tát
Hình tượng được tôn sùng bậc nhất trong Phật giáo Đại thừa là Quán Thế Âm Bồ tát. Theo Tịnh Độ Tông thì Quán Thế Âm chỉ là một Bồ Tát thị giả bên phật A Di Đà, nhưng sau đó thì được mở rộng hơn rất nhiều.
Quán Thế Âm (đến đời Đường vì kiêng tên vua Đường Thái tông Lý Thế Dân và niên hiệu Trinh Quán của ông nên đổi thành Quan Thế Âm, rồi bớt chữ Thế thành ra Quan Âm) tức là thấu được hết âm thanh của thế gian, để cứu độ cho thế gian. Các bậc Bồ tát đã đạt chứng quả, nhưng phát nguyện vẫn ở lại thế gian để cứu giúp chúng sinh, chứ không lên thành Phật. Bậc cứu độ được biết đến nhất là Quán Thế Âm.
Quán Thế Âm trong hình tượng gốc là nam, nhưng để cứu độ cho chúng sinh thì có rất nhiều hóa thân, trong đó có hóa thân là nữ. Trước kia tranh tượng Quán Thế Âm đều là nam, nhưng từ đời Đường ở Trung Quốc, do một số nguyên nhân mà chuyển sang tôn thờ hình tượng nữ. Do đó các nước theo Phật giáo Nguyên thủy thì hình tượng vẫn là nam (như các mặt Vua phật Bayon ở Angkor là hình ảnh Quán Thế Âm), trong khi đó ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn, Nhật thì tôn thờ hình ảnh nữ.
Quán Thế Âm Bồ Tát dần trở thành hình tượng gần gũi nhất, thân quen nhất của Phật giáo, được gọi là Phật Bà; và cũng có rất nhiều hình tượng khác nhau trong chùa : Quan Âm Chuẩn đề, Thiên thủ thiên nhãn, Tống tử, Nam hải, Bạch Y...
Quán Thế Âm (đến đời Đường vì kiêng tên vua Đường Thái tông Lý Thế Dân và niên hiệu Trinh Quán của ông nên đổi thành Quan Thế Âm, rồi bớt chữ Thế thành ra Quan Âm) tức là thấu được hết âm thanh của thế gian, để cứu độ cho thế gian. Các bậc Bồ tát đã đạt chứng quả, nhưng phát nguyện vẫn ở lại thế gian để cứu giúp chúng sinh, chứ không lên thành Phật. Bậc cứu độ được biết đến nhất là Quán Thế Âm.
Quán Thế Âm trong hình tượng gốc là nam, nhưng để cứu độ cho chúng sinh thì có rất nhiều hóa thân, trong đó có hóa thân là nữ. Trước kia tranh tượng Quán Thế Âm đều là nam, nhưng từ đời Đường ở Trung Quốc, do một số nguyên nhân mà chuyển sang tôn thờ hình tượng nữ. Do đó các nước theo Phật giáo Nguyên thủy thì hình tượng vẫn là nam (như các mặt Vua phật Bayon ở Angkor là hình ảnh Quán Thế Âm), trong khi đó ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn, Nhật thì tôn thờ hình ảnh nữ.
Quán Thế Âm Bồ Tát dần trở thành hình tượng gần gũi nhất, thân quen nhất của Phật giáo, được gọi là Phật Bà; và cũng có rất nhiều hình tượng khác nhau trong chùa : Quan Âm Chuẩn đề, Thiên thủ thiên nhãn, Tống tử, Nam hải, Bạch Y...
Thiên thủ thiên nhãn Quan Âm
Hình tượng Quan Âm nhiều tay, nhiều mắt bắt nguồn từ các hình tượng Ấn Độ giáo cổ xưa với các vị thần: Brahma 4 mặt, Vishnu 8 tay, Shiva 4 tay, 6 tay, Yama trăm tay trăm đầu...
Sang Trung Quốc, hình tượng này được bản địa hóa trong câu truyện cổ tích Chúa Ba Diệu Thiện. Để cứu cha mình, công chúa thứ ba Diệu Thiện (hóa thân của Quan Âm) đã chặt một tay, móc một mắt làm thuốc, dù trước đó cha đã đối xử tàn tệ với bà khi bà muốn đi tu. Từ đó hình tượng Quan Âm với nghìn cánh tay, nghìn con mắt thể hiện cho sự cứu độ vô hạn của Quan Âm. Người Việt Nam dưới đời Lê còn đi xa hơn nữa khi cho rằng nơi Chúa Ba tu hành chính là chùa Hương ở Hà Tây !.
Những tượng Quan Âm nhiều tay cổ nhất ở VN cũng chỉ có mười mấy tay, rồi tăng lên 42 tay, một trăm tay, rồi mấy trăm tay, và đạt đỉnh điểm là 1113 tay ở chùa Mễ Sở, trong mỗi bàn tay có 1 con mắt. Kèm theo đó là từ một đầu thành 3 đầu, rồi 11 đầu.
Tượng Quan Âm nhiều tay có thể được bày trên chính điện, hoặc bên cạnh, thậm chí là một tòa điện riêng.
Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (thực ra có 18 tay) ở chính điện chùa Cao (An Phụ).
Pho tượng này còn được gọi là Quan Âm Chuẩn đề, vì hai bàn tay ở giữa bắt ấn Chuẩn đề, một loại ấn tối cao trong Phật giáo đại thừa.
Sang Trung Quốc, hình tượng này được bản địa hóa trong câu truyện cổ tích Chúa Ba Diệu Thiện. Để cứu cha mình, công chúa thứ ba Diệu Thiện (hóa thân của Quan Âm) đã chặt một tay, móc một mắt làm thuốc, dù trước đó cha đã đối xử tàn tệ với bà khi bà muốn đi tu. Từ đó hình tượng Quan Âm với nghìn cánh tay, nghìn con mắt thể hiện cho sự cứu độ vô hạn của Quan Âm. Người Việt Nam dưới đời Lê còn đi xa hơn nữa khi cho rằng nơi Chúa Ba tu hành chính là chùa Hương ở Hà Tây !.
Những tượng Quan Âm nhiều tay cổ nhất ở VN cũng chỉ có mười mấy tay, rồi tăng lên 42 tay, một trăm tay, rồi mấy trăm tay, và đạt đỉnh điểm là 1113 tay ở chùa Mễ Sở, trong mỗi bàn tay có 1 con mắt. Kèm theo đó là từ một đầu thành 3 đầu, rồi 11 đầu.
Tượng Quan Âm nhiều tay có thể được bày trên chính điện, hoặc bên cạnh, thậm chí là một tòa điện riêng.
Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (thực ra có 18 tay) ở chính điện chùa Cao (An Phụ).
Pho tượng này còn được gọi là Quan Âm Chuẩn đề, vì hai bàn tay ở giữa bắt ấn Chuẩn đề, một loại ấn tối cao trong Phật giáo đại thừa.
Quan Âm 42 tay chùa Hội Hạ
Pho tượng Quan Âm có 42 tay được xác định là cổ nhất, được làm đời Mạc, cách đây gần 500 năm. Pho này rất to, to nhất trong các pho tượng thể loại hàng chục tay này, cao hơn 3m. Phong cách đời Mạc nên tượng to khỏe, chắc chắn và nặng nề. Nay tượng để trong bảo tàng Mỹ thuật.
Tượng này cũng gọi là Quan Âm Nam hải, vì ngồi trên tòa sen, đội trên đầu một con quỷ nổi trên mặt biển Nam hải. Hai bên có tượng Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ đứng hầu.
Tượng này cũng gọi là Quan Âm Nam hải, vì ngồi trên tòa sen, đội trên đầu một con quỷ nổi trên mặt biển Nam hải. Hai bên có tượng Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ đứng hầu.
Thiên thủ thiên nhãn Quan Âm chùa Bút Tháp
Do tính chất nổi tiếng "Đại Từ Đại Bi, Cứu Khổ Cứu Nạn", hình tượng Quán Thế Âm được tôn sùng và tạo tác nhiều nhất, với rất nhiều bức tượng đẹp.
Nổi tiếng nhất có lẽ là bức tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Bút Tháp tạc vào thế kỉ 17, được coi là tuyệt tác, một "tập đại thành" của nền điêu khắc Việt Nam. Bức tượng chứa đựng trong đó nhân sinh, thế giới quan Phật giáo đầy đủ. Từ dưới lên, có thể thấy cả cảnh âm phủ thông qua 4 quỷ sứ, mặt biển nam hải với con rồng đội đài sen, ánh mặt trăng từ giữa lòng phật bà, những cánh tay nuột nà, 11 đầu Phật với A Di Đà trên cùng, và gần một nghìn cánh tay nhỏ tỏa ra như hào quang rực rỡ.
Nổi tiếng nhất có lẽ là bức tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Bút Tháp tạc vào thế kỉ 17, được coi là tuyệt tác, một "tập đại thành" của nền điêu khắc Việt Nam. Bức tượng chứa đựng trong đó nhân sinh, thế giới quan Phật giáo đầy đủ. Từ dưới lên, có thể thấy cả cảnh âm phủ thông qua 4 quỷ sứ, mặt biển nam hải với con rồng đội đài sen, ánh mặt trăng từ giữa lòng phật bà, những cánh tay nuột nà, 11 đầu Phật với A Di Đà trên cùng, và gần một nghìn cánh tay nhỏ tỏa ra như hào quang rực rỡ.
Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn loại có mười mấy tay đến vài chục tay còn khá nhiều; nhưng loại có đến khoảng nghìn tay thì mà tượng cổ thì rất hiếm, theo tớ biết và đã đến tận nơi thì chỉ có 4 pho trên toàn miền bắc thôi. Gần đây nhiều chùa có điều kiện cũng làm tượng đủ nghìn tay, và thường lấy mẫu theo tượng chùa Bút Tháp.
Tượng cổ loại nghìn tay mà tớ đã đến thăm chụp ảnh nằm ở các chùa:
- Chùa Thánh Ân: là pho cổ nhất
- Chùa Bút Tháp: là pho đẹp nhất
- Chùa Tam Sơn
- Chùa Mễ Sở: là pho có nhiều tay nhất
Tượng loại nghìn tay thường đồ sộ nên đặt ở tòa riêng, không để trên bàn thờ chính. Tuy vậy tại chùa Thánh Ân, pho tượng cổ này được để chính giữa. Những cánh tay của tượng có phong cách rất đặc biệt. Pho tượng tuổi khoảng 400 năm.
Tượng cổ loại nghìn tay mà tớ đã đến thăm chụp ảnh nằm ở các chùa:
- Chùa Thánh Ân: là pho cổ nhất
- Chùa Bút Tháp: là pho đẹp nhất
- Chùa Tam Sơn
- Chùa Mễ Sở: là pho có nhiều tay nhất
Tượng loại nghìn tay thường đồ sộ nên đặt ở tòa riêng, không để trên bàn thờ chính. Tuy vậy tại chùa Thánh Ân, pho tượng cổ này được để chính giữa. Những cánh tay của tượng có phong cách rất đặc biệt. Pho tượng tuổi khoảng 400 năm.
Quan Âm Tống Tử
Trong các ngôi chùa miền Bắc còn có một bộ tượng mà tôi chưa thấy ở ngôi chùa nào miền Trung, miền Nam, đó là bộ Quan Âm Tống Tử (tiễn con).
Bộ tượng mô tả Quan Âm trong kiếp Thị Kính, rất nổi tiếng ở miền Bắc với vở chèo Quan Âm Thị Kính. Quan Âm khuôn mặt hiền từ trong tư thế ôm con (thực ra là con của Thị Màu), giã biệt con trước khi qua đời - về cõi Phật. Pho tượng thể hiện lòng thương yêu của Bồ Tát Quán Thế Âm với chúng sinh như mẹ thương con, và thể hiện tình mẫu tử mà dân gian hằng kính ngưỡng.
Bộ Tượng Quan Âm Tống Tử có nét rất gần gũi với hình tượng Đức Mẹ bế Chúa hài đồng trong Thiên Chúa giáo.
Bộ tượng Quan Âm Tống Tử chùa Tây Phương. Tượng người con đã bị mất, người ta thay vào bởi một tượng khác, không đúng cỡ nên trông buồn cười. Hai bên là Thiện tài Đồng tử và Long nữ đứng hầu. Ở khối đá bên cạnh là một con vẹt, chính là Thiện Sỹ - chồng của Thị Kính hóa thành.
Bộ tượng mô tả Quan Âm trong kiếp Thị Kính, rất nổi tiếng ở miền Bắc với vở chèo Quan Âm Thị Kính. Quan Âm khuôn mặt hiền từ trong tư thế ôm con (thực ra là con của Thị Màu), giã biệt con trước khi qua đời - về cõi Phật. Pho tượng thể hiện lòng thương yêu của Bồ Tát Quán Thế Âm với chúng sinh như mẹ thương con, và thể hiện tình mẫu tử mà dân gian hằng kính ngưỡng.
Bộ Tượng Quan Âm Tống Tử có nét rất gần gũi với hình tượng Đức Mẹ bế Chúa hài đồng trong Thiên Chúa giáo.
Bộ tượng Quan Âm Tống Tử chùa Tây Phương. Tượng người con đã bị mất, người ta thay vào bởi một tượng khác, không đúng cỡ nên trông buồn cười. Hai bên là Thiện tài Đồng tử và Long nữ đứng hầu. Ở khối đá bên cạnh là một con vẹt, chính là Thiện Sỹ - chồng của Thị Kính hóa thành.
Chuẩn đề
Trong các hóa thân của Quán Thế Âm, có hóa thân được tôn sùng là Phật, thậm chí là Phật Mẫu, đó là Chuẩn Đề.
Chuẩn Đề có nghĩa là Tối Thượng Bồ Dề, tức trí tuệ từ bì tối thượng, là cốt lõi của Phật pháp. Vì thế vị Chuẩn Đề được gọi là Phật Mẫu. Là Phật nhưng không vào Vô dư ý Niết bàn, mà vẫn ở lại thế gian để độ chúng sinh, nên cũng lại là Bồ Tát. Và Chuẩn Đề lại cũng chính là một hóa thân của Quán Thế Âm. Nghĩa là hình tượng Quán Thế Âm rất nhiều hình trạng, rất phong phú đa dạng.
Tượng Chuẩn Đề Bồ tát khác với tượng Quan Âm nhiều tay thông thường ở chỗ:
- Tượng Chuẩn Đề có 3 con mắt, một con mắt nằm giữa trán.
- Chuẩn Đề có đúng 18 tay. Nhiều hơn hay ít hơn thì không phải là hóa thân Chuẩn Đề
- Hai tay chính chắp vào giữa bắt ấn Vô Thượng. Đây là một loại ấn rất riêng, nhìn thấy là nhận ra.
- 16 tay còn lại cầm các loại pháp khí: phướn, lọng, quạt, tràng hạt, chử, chuông, hoa sen...
Chùa miền Bắc xưa thường không có tượng Chuẩn Đề. Thời gian gần đây mới xuất hiện. Do đó thường không để ở chính điện, mà phía trước, hoặc phía sau, hoặc một bên.
Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề chùa Pháp Vân.
Chuẩn Đề có nghĩa là Tối Thượng Bồ Dề, tức trí tuệ từ bì tối thượng, là cốt lõi của Phật pháp. Vì thế vị Chuẩn Đề được gọi là Phật Mẫu. Là Phật nhưng không vào Vô dư ý Niết bàn, mà vẫn ở lại thế gian để độ chúng sinh, nên cũng lại là Bồ Tát. Và Chuẩn Đề lại cũng chính là một hóa thân của Quán Thế Âm. Nghĩa là hình tượng Quán Thế Âm rất nhiều hình trạng, rất phong phú đa dạng.
Tượng Chuẩn Đề Bồ tát khác với tượng Quan Âm nhiều tay thông thường ở chỗ:
- Tượng Chuẩn Đề có 3 con mắt, một con mắt nằm giữa trán.
- Chuẩn Đề có đúng 18 tay. Nhiều hơn hay ít hơn thì không phải là hóa thân Chuẩn Đề
- Hai tay chính chắp vào giữa bắt ấn Vô Thượng. Đây là một loại ấn rất riêng, nhìn thấy là nhận ra.
- 16 tay còn lại cầm các loại pháp khí: phướn, lọng, quạt, tràng hạt, chử, chuông, hoa sen...
Chùa miền Bắc xưa thường không có tượng Chuẩn Đề. Thời gian gần đây mới xuất hiện. Do đó thường không để ở chính điện, mà phía trước, hoặc phía sau, hoặc một bên.
Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề chùa Pháp Vân.
Bạch Y Đại sỹ
Quán Thế Âm có nhiều hình tượng, một hình tượng rất phổ biến nữa là Quan Âm áo trắng, cầm tịnh bình và cành dương, gọi là Quan Âm Đại sỹ. Hình ảnh này cả trong tranh lẫn điêu khắc đều nhiều.
Tượng Quan Âm cầm bình đứng ngoài trời hiện giờ rất phổ biến ở nhiều chùa, đầu tiên là từ miền Nam, miền Trung rồi dần ra miền Bắc.
Trước kia chùa miền Bắc không bao giờ có tượng Quan Âm đứng ngoài trời, nhưng giờ được dựng ở nhiều chùa. Một số chùa cổ truyền thống thì vẫn không dựng, nếu có dựng Quan Âm các thì cũng là tượng Quan Âm ngồi đài sen trong một tòa các, chứ không đứng ngòai trời.
Hình tượng này xuất hiện từ miền nam, và theo tớ, thì do người Minh hương từ Phúc Kiến mang sang. Người Trung Quốc vượt biển rất tôn sùng hình ảnh Quan Âm Nam Hải, tin rằng bà hiện ra trên mặt biển để bảo hộ các đoàn thuyền vượt qua sóng gió biển khơi. Hình ảnh này rất giống bà Thiên Hậu. Sang Việt Nam, họ mang niềm tin đó vào hình tượng Quan Âm đứng ngoài trời.
Đó là giả thiết của tớ, vì truyền thống chùa cổ VN từ miền Bắc, và cả miền Trung đều không có. Chỉ thời gian gần đây mới xuất hiện, và là từ miền Nam ra.
Tượng Quan Âm cầm bình đứng ngoài trời hiện giờ rất phổ biến ở nhiều chùa, đầu tiên là từ miền Nam, miền Trung rồi dần ra miền Bắc.
Trước kia chùa miền Bắc không bao giờ có tượng Quan Âm đứng ngoài trời, nhưng giờ được dựng ở nhiều chùa. Một số chùa cổ truyền thống thì vẫn không dựng, nếu có dựng Quan Âm các thì cũng là tượng Quan Âm ngồi đài sen trong một tòa các, chứ không đứng ngòai trời.
Hình tượng này xuất hiện từ miền nam, và theo tớ, thì do người Minh hương từ Phúc Kiến mang sang. Người Trung Quốc vượt biển rất tôn sùng hình ảnh Quan Âm Nam Hải, tin rằng bà hiện ra trên mặt biển để bảo hộ các đoàn thuyền vượt qua sóng gió biển khơi. Hình ảnh này rất giống bà Thiên Hậu. Sang Việt Nam, họ mang niềm tin đó vào hình tượng Quan Âm đứng ngoài trời.
Đó là giả thiết của tớ, vì truyền thống chùa cổ VN từ miền Bắc, và cả miền Trung đều không có. Chỉ thời gian gần đây mới xuất hiện, và là từ miền Nam ra.
Như vậy trong một ngôi chùa, có thể có đến 4 tượng Quan Thế Âm dưới các hóa thân khác nhau : Thiên Thủ Thiên Nhãn, Tống Tử, Nam Hải, trong Di Đà Tam Tôn. Điều này cũng không có gì là quá, bởi vị Bồ Tát này có nhiều hóa thân khắp thế gian.
Tượng Bạch Y Quan Âm ở núi Đá Dựng - Hà Tiên.
Tượng Bạch Y Quan Âm ở núi Đá Dựng - Hà Tiên.
No comments:
Post a Comment