Pages

21.6.10

Mạn-đà-la


Trung Đài Bát Diệp Viện là một trong 12 viện của Hiện đồ Thai Tạng Giới Mạn Đà La. Viện này là trung tâm của thai tạng giới, chính giữa là Đại Nhật Như Lai, xung quanh có 4 vị Như Lai khác (màu vàng) và 4 Bồ Tát thân cận (màu trắng); từ trái sang phải theo chiều từ trên xuống: Bảo Tràng Phật (Ratnaketu), Phổ Hiền Bồ Tát (Samantabhadra), Khai Phu Hoa Vương Như Lai (Samkusumitaraja), Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri), Vô Lương Thọ Như Lai (Amitabha), Quán Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara), Thiên Cổ Lôi Âm Phật (Divyadundhubhimeghanirghosa), Từ Thị Bồ Tát (Maitreya)
Mạn đà la Kim cương giới, Tây Tạng, thế kỷ 19. Chín vị tôn thần nằm trong một vòng tròn khép kín ở tâm Mạn đà la
Các nhà sư Tây Tạng đang làm một Mạn đà la bằng cát ở City-Hall của Kitzbuehel, Áo
Mạn đà la có kích thước lớn
Mạn-đà-la (dịch âm theo tiếng Trung: 曼陀羅; gốc tiếng Phạn: 梵語:मण्डल maṇḍala, मंड "tinh túy" + ल "chứa đựng") là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ. Trong tiếng Phạn, mandala có nghĩa là một trung tâm (la) đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand). Có thể coi Mạn-đà-la là một đồ hình vũ trụ thu nhỏ. "Mandala" dịch nghĩa theo chữ Hán là "luân viên cụ túc" (輪圓具足), nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Theo ý nghĩa thực tiễn thì Mạn đà la là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện...
Các tín đồ Ấn giáo, Phật giáo, sử dụng Mạn đà la như một pháp khí tạo linh ảnh, còn đối với các tín đồ Đại thừa, Kim cương thừa thì Mạn đà la là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo, trong đó có một hay nhiều vị thần ngự trị.
Mật giáo đã thiết lập hai Mạn đà la: Thai tạng giới Mạn đà la và Kim cương giới Mạn đà la, có nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng của hai bộ kinh Đại NhậtKim Cương Đỉnh và theo quan điểm tư tưởng của Phật giáo thì vũ trụ gồm hai phần. Một phần là nhân cách và phần kia là thế giới của nhân cách, là những pháp sở chứng và thọ dụng của Phật. Hai Mạn đà la này là sự hội nhập giữa thụ tri và sở tri.
Thai tạng giới Mạn đà la (Garbhadhatu mandala) là yếu tố thụ động, mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính, như thai mẹ chứa đựng con và từ lý tính thai tạng mà sinh công đức, biểu hiện đại bi tâm của Phật.
Kim cương giới Mạn đà la (Vajradhatu mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ sở chứng của Phật. Ngũ Trí Như Lai là trọng tâm của mạn đà la này. Bí tạng ký viết: "Thai tạng là lý, Kim cương là trí".
Phần lớn các Mạn đà la Phật giáo được vẽ, in hoặc thêu những mẫu hoa văn kỷ hà. Một trong những loại Mạn đà la lớn thường bắt gặp là Mạn đà la bằng cát. Những mạn đà la này được tạo ra trong nhiều tuần lễ và sau đó lại được quét bỏ đi để nói lên tính vô thường của hiện hữu. Ngoài ra, ở Tây Tạng còn có các mạn đà la ba chiều giống như cung điện.
Trong nhiều đền chùaTrung QuốcNhật Bản (như chùa TodaiKyoto), thì các bức tượng chư thần cũng được sắp xếp theo bố cục của mạn đà la. Mạn đà la lớn nhất trên thế giới hiện nay là những khoảng sân đồng tâm của các stupaBoroburdur, Java, Indonesia, có niên đại thế kỷ 8.
Màu sắc cũng mang tính tượng trưng cao trong những mạn đà la, với mỗi phương được biểu thị bằng một màu riêng: xanh lục là phương Bắc, trắng là phương Đông, vàng cho phương Nam và đỏ là phương Tây.

Bố cục Mạn đà la

Dạng cơ bản của Kim cương giới Mạn đà la

Mạn đà la có hình dạng cơ bản là một hình tròn, gọi là nguyệt luân (candra-mandala). Bên trong hình tròn này có biểu tượng của năm vị Như Lai. Chính giữa là vị Đại Nhật Như Lai (MahāVairocana-Tathāgata), đó chính là Pháp thân Phật (DharmakāyaBuddha), Ý nghĩa của vị này là như mặt trời tỏa ánh sáng bao dung khắp vũ trụ. Xung quanh Đại Nhật Như Lai là vị trí của bốn đức Như Lai. Bốn vị Như Lai này lại có 4 vị Bồ Tát thân cận. Ngoài ra lại có thêm bốn Nhiếp Bồ Tát nữa. Về cơ bản, Kim cang giới Mạn đà la có tất cả ba mươi bảy tôn vị.

Dạng cơ bản của Thai tạng giới Mạn đà la

Từ Thai tạng giới vạn vật được thai nghén và dưỡng dục nên đàn tràng của Thai tạng giới được hình dung như một đóa sen có tám cánh. Tám cánh sen gồm bốn Đại Bồ Tát, và bốn đức Như Lai, biểu hiện nhân cách của nhân và quả.
Những hình tượng chính được các tiểu thần vây quanh. Những vị thần này đều ngồi trên tòa sen và được bố trí theo một hệ thống có trật tự.
Ở bốn phương góc là bốn Đại Bồ tát gồm : Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ TátTừ Thị Bồ Tát.

Phân loại

Mạn đà la có nhiều loại, nhưng theo phạm trù chính của mạn đà la, có thể phân chia thành các loại sau:
  • Đại Mạn đà la (Maha mandala): vòng tròn hội tụ các Đức Phật và Bồ Tát, biểu tượng cho tự thân của Phật và mối quan hệ giữa tự thân Phật với toàn thể vũ trụ. (còn gọi là mạn đà la của các nguyên tố).
  • Tam muội gia Mạn đà là (Samaya mandala): vòng tròn hội chúng với những pháp khí trong tay tùy theo bản nguyện của mỗi vị (còn gọi là mạn đà la của các Phẩm tính)
  • Pháp Mạn đà la (Dharma mandala): là Mạn đà la của văn tự lý giải chân lý (Còn gọi là mạn đà la của các Biểu tượng).
  • Yết ma Mạn đà la (Karma mandala): là Mạn đà la bằng điêu khắc chạm trổ biểu hiện các động tác, các hành trạng của Phật và Bồ Tát (còn gọi là mạn đà la của Hành nghiệp).
 

Phương tiện Tu Học Đầy Tính Nghệ Thuật của Mật tông Tây Tạng

Bài từ Tủ sách Khoa học VLOS.

Cập nhật 19:27, 29/11/2007, bởi Võ Quang Nhân
Jump to: navigation, search
Các bạn thân mến,
Nếu có một dịp được chứng kiến cảnh các vị sư Tây Tạng thực hiện đồ hình Mạn-đà-la (Anh: mandala, Phạn: maṇḍala, Tây Tạng: dkyil 'khor, Hoa: 曼荼羅) thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được ấn tượng vô cùng đặc sắc lưu lại trong kí ức. Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
Theo ý kiến từ tự viện Namyal, là bản tự riêng của đức Đạt-lai Lạt-ma, thì các Phật tử tin rằng chỉ cần chiêm bái mandala cũng đủ làm chuyển hóa dòng tâm thức của cá nhân thông qua các ấn tượng mạnh mẽ về nét đẹp tuyệt hảo của tâm thức Phật được biểu thị trong mandala. Hậu quả là người chiêm bái có thể có được lòng từ bi tỉnh thức lớn hơn, và một ý nghĩa tốt đẹp hơn về trạng thái toàn thiện.

Bài viết này chỉ nhắm giới thiệu vài khía cạnh nghệ thuật lý thú và ý nghĩa triết học của các đồ hình mạn-đà-la. Tài liệu được chuyển ngữ, tổng hợp và diễn giải từ các nguồn khác nhau có ghi rõ xuất xứ trong phần tham khảo.

Lưu ý: Ngoại trừ những dịch phẩm, các bài viết có liên quan đến Phật giáo từ tác giả Làng Đậu khởi đăng trên Internet cho phép người đọc được tự do in lại hay phổ biến toàn bộ nguyên văn mà không có sự cắt xén để tránh gây ngộ nhận hiểu sai khi câu văn đã bị đưa khỏi ngữ cảnh. Chân thành cảm tạ.
Mạn-đà-la Phật
Mạn-đà-la Phật

Mục lục

Lưu ý quan trọng trước khi đọc bài viết này

Do tính phức tạp của các mạn-đà-la, bài viết chỉ giới hạn trong một số kiến thức sơ lược và không phải là bài viết có tính học thuật. Chỉ có những hành giả đã hoàn tất trực tiếp thực hành mạn-đà-la và các thiện xảo sư mới đủ quyền năng cung cấp các hiểu biết sâu sắc đầy đủ về ý nghĩa, kiến thức về việc thực hành mạn-đà-la. Việc thực hành mạn-đà-la đăc biệt là mạn-đà-la thời luân đòi hỏi một sự khởi tâm và được cho phép bởi một vị guru. Do đó, bài viết này chỉ chú ý về các ý nghĩa nghệ thuật không có tính thực hành. Tác giả sẽ không chịu trách nhiệm về mọi nghiệp quả do trong việc tự ý tiến hành mạn-đà-la mà không có hướng dẫn chính thức của đạo sư có quyền hạn trong Kim Cương thừa. Ngoài ra, để có thể hiểu sâu hơn, bài viết đòi hỏi người đọc có một ít kiến thức về Phật giáo và tốt nhất về Phật giáo Tây Tạng.

Lược sử về nguồn gốc Mạn-đà-la và thuật ngữ mạn-đà-la

mandala có trong đạo Bà La Môn cổ và trong máy tính hiện nay
Mạn-đà-la đươc phiên âm từ chữ Phạn, chữ Anh hóa là mandala có nghĩa là vòng tròn hay sự tròn vẹn. Thuật ngữ này thường được dùng cho nhiều loại đối tượng khác nhau. Một cách chung thì từ vựng này dùng để chỉ các đồ hình có mang đặc tính tượng trưng thể hiện một dạng thức hình học của vũ trụ hay của tiểu bản thể con người. Khởi gốc, các đồ hình mạn-đà-la có thể đã phát nguồn từ đạo Bà-la-môn. Theo Nitin Kumar 2, thì mạn-đà-la có thể xuất hiện sớm nhất ở Ấn hay Ấn-Âu và liên hệ đến học thuật Rig Veda. Thuật ngữ này là một chương, một tập hợp của các bài chú (mantra) hay bài thánh kệ được tụng lên trong các buổi lễ Vệ-đà, có lẽ đến từ ý nghĩa của vòng tròn như là trong một vòng của các bài hát. Đặc trưng vũ trụ của mạn-đà-la được cho rằng có nguồn gốc từ trong các bài thánh kệ này, qua đó, các âm thanh thiêng liêng được chuyển tải trong các dạng thức di truyền của các chúng sinh và sự vật. Từ mạn-đà-la tự nó đã mang gốc "manda" nghĩa là cốt lõi với tiếp vĩ ngữ "la" với ý nghĩa hàm chứa thêm vào đó. Do vậy, mạn-đà-la, theo đó, có ý nghĩa chung là một "vật chứa sự cốt lõi".
Sâu xa hơn, có một vài giải thích về nguồn gốc của mạn-đà-la có thể đã bắt nguồn từ các hình dạng vật thể trong thiên nhiên như là mặt cắt bình diện của các loại hoa, các vỏ sò ốc, các loại cây trái mô hình vũ trụ (hay hệ mặt trời) hay là từ sự đối xứng tâm của các tinh thể như hoa tuyết, tinh thể ...
Các "dáng dấp" của mạn-đà-la trong thiên nhiên


Hiện nay trong thế giới Tây Phương thì thuật ngữ mạn-đà-la được xem như là một đồ hình hay một dạng thức hình học đóng vai trò biểu tượng cho vũ trụ hay một tiểu vũ trụ của thế giớì. Theo nghĩa rộng này thì mạn-đà-la có mặt trong nhiều truyền thống tôn giáo khác ngoài Phật giáo như là Đạo giáo với đồ hình lưỡng nghi, Thiên Chúa giáo với một số dạng thánh giá biểu trưng, Hồi giáo với các kiến trúc đặt biệt tổng quát của các đền thờ (có hình ảnh của mặt trăng, mặt trời các vì sao). Xa hơn nữa, nhiều người còn cho mạn-đà-la là các hình vẽ thường là màu có tính đối xứng tâm đa phần các hình vẽ này được tạo ra bởi kĩ thuật máy tính..
"mạn-đà-la" theo nghĩa mở rộng trong các vũ trụ quan khác:
Đạo giáo, Hồi giáo, và Hệ nhật tâm của Copernicus (1473-1543)|-
Tuy vậy, chỉ trong Phật giáo Tây Tạng, đồ hình mạn-đà-la mới thực sự phát triển mạnh và trở thành một nghệ thuật độc đáo nhằm phục vụ cho nhu cầu hỗ trợ tâm linh trong thiền định. Bởi lý do này, nội dung bài viết chủ ý đề cập đến các đồ hình mạn-đà-la trong Phật giáo Mật tông.
Theo lịch sử Phật giáo1, thì các mục đích, ý nghĩa và kĩ thuật liên quan đến nghệ thuật tinh thần về tranh mạn-đà-la đã được truyền dạy bởi đức Thích-ca Mâu-ni. Đây là các giáo pháp Mật tông bao gồm các phương tiện cho sự tinh lọc tâm lý bên trong một môi trường thuần khiết.15 Tất cả các giáo pháp này đều dựa trên cơ sở của "Tứ Diệu Đế" (Bốn chân lý) mà đức Phật truyền giảng cho các đệ tử lần đầu để dẫn dắt họ đến giác ngộ. Các chân lý bao gồm việc công nhận mỗi chúng sinh đều kinh nghiêm qua sự khổ đau; các hiểu biết về nguồn gốc của các đau khổ, các phương pháp và lộ trình để thành tựu được sự giải thoát khỏi đau khổ, tức là đạt đến giác ngộ đại mãn nguyện. Các giáo pháp Mật tông bao gồm sự thuần khiết hoá các thành tố tâm lý và thể chất của con người thông qua thiền định (quán chiếu) trên vị chúng sinh tinh khiết hay gọi là thánh hộ trì bên trong một môi trường thuần khiết tức là mandala. Ở đây, các Thánh hộ trì hay Thánh bổn tôn mang ý nghĩa biểu tượng cho trạng thái giác ngộ bên trong hành giả mà mọi cá nhân đều có năng lực để giác ngộ chứ không phải là các vị thần thánh bên ngoài.16
Vành tròn của mandala vẩn còn giữ ý nghĩa về sự tròn vẹn hay hình tròn nó có ý nghĩa là một nhóm các vị Thánh Hộ Trì liên quan đến vị Thánh Bổn Tôn ở trung tâm hay của chủ đề của mandala (trong thiền định Tây Tạng thì các Thánh hộ trì và Thánh Bổn tôn sẽ hỗ trợ cho hành giả trong việc tu học giáo pháp Mật tông). Chữ Tạng ngữ của mandala là kyil-Khor, túc là trung tâm (kyil) và bao quanh (khor), toàn bộ thuật ngữ này như là toàn bộ vật chủ bao hàm các Thánh Hộ Trì, gồm có Thánh Bổn tôn ở trung tâm và các Thánh Hộ Trì tuỳ tùng xung quanh. Thí dụ như mandala thời luân là vòng của các Thánh Hộ Trì thời Luân cũng như là cung trời và các vùng chung quanh nơi mà các Thánh Hộ Trì cư ngụ.

Qua nhiều thế kỉ, các giáo huấn Thời Luân đã được lưu truyền không dứt đoạn từ thầy đến trò. Thời luân là các triết lý và thực hành thiền định trong Kim Cương Thừa hay Mật tông. Chữ Anh ngữ viết là Kalachakra, nó còn có nghĩa là một vị Thánh hộ trì -deity - trong Mật tông.

Dạng mạn-đà-la có mặt sớm nhất có lẽ là tại Ấn độ được làm bằng tay với phấn màu trên nền đất bởi một thiện xảo sư (guru) Mật tông như là một phần của lễ khởi tâm cho các đệ tử. Mục đích cơ bản là nhằm tạo ra một khoảng không thiêng liêng, trong đó, hình tượng sáng tạo có thể khẳng định năng lực của nó lên trên vật liệu. Bên trong vòng thế giới của mạn-đà-la, guru không còn là phàm nhân mà trở thành không thể chia cắt với mẫu hình Phật, ở đây thường là đôi Phật Kalachakra-Vishvamata (Ở đây ta hiểu Kalachakra là một vị Thánh Hộ Trì và Vishvamata là vị đối ứng của Phật Kalachakra). Người hành lễ được che mắt và mang đến để được chỉ thị để cài đặt sự tưởng tượng về thế giới và bản ngã thường tục và bước vào để tự hình tượng hóa mình như là Phật Kalachakra. Một lễ như thế có rất nhiều chi tiết và cần nhiều tháng để chuẩn bị với nhiều ngày để tiến hành. Ở một thời điểm nào đó trong truyền thống Ấn độ, vị đại sư Pandita Abhayakaragupta đã khởi sự thực hành với các mạn-đà-la thu nhỏ. Các loại mạn-đà-la cát đầu tiên đã làm bằng tay.
Nguời Tây Tạng biết đến mạn-đà-la ngay từ khi họ du nhập nghệ thuật và văn hóa Phật giáo, tiến trình làm quen với mạn-đà-la này bắt đầu từ giai đoạn đầu của lịch sử vào thời Songtsen Gampo 13 và vào khoảng thế kỉ thứ 7 và thứ 9. Những chứng liệu sớm nhất cho thấy các hình vẽ mạn-đà-la có mặt từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến 10. Tự viện đầu tiên ở Tây Tạng vào khoảng năm 779 dựa trên các nguyên lý kiến trúc 3 chiều của mạn-đà-la, được cho biết là làm theo sơ đồ (plan) của tự viện Uddandapura Đông Ấn.
Đến thể kỉ thứ 11 thì Thời Luân thâm nhập vào Tây Tạng và đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VII đã truyền giảng nó tại chùa Namgyal. Dòng truyền liên tục này được kéo dài cho đến đức Đạt-Lai Lạt-ma thứ XIV hiện nay. Trong tiếng Tây Tạng thì mạn-đà-la được viết là "dkyil 'khor" tức là "tâm của hình tròn với các bức tường ngoại vi và môi trường bao quanh"
Một cách cơ bản nhất về mặt học thuật thì Phật giáo Tây Tạng được chia làm hai tầng. Tầng đầu tiên nghiên cứu về kinh điển tuyệt hảo, đây là các giáo pháp của đức phật Thích-ca. Tầng thứ hai nghiên cứu về Mật Thừa cũng là các giáo pháp truyền dạy từ đức Phật dành cho các hành giả ở trình độ cao (advanced). Mật Thừa là các giáo pháp về thiền định trên một thánh Hộ trì (deity) hay một vị Phật và được xem như là đạo pháp nhanh chóng để đạt đến giác ngộ. Các Phật tử phải học tầng Kinh điển trước khi được học về Mật Thừa 15
Nhiều tranh vẽ lên vải (thangka) vào thế kỉ 11 và 12 tại Tây Tạng cho thấy các tính năng mạn-đà-la phức tạp cao. Các mạn-đà-la dùng trang trí tường ở các mật thất trang nghiêm Tây Tạng bao gồm Tabo và Alchi. Ở tự viện Shakya nhiều chủng loại phong phú về mạn-đà-la được vẽ từ 1280 đến 1305. Tự viện Ngor tìm thấy năm 1429 đã có nhiều thế kỉ liên hệ đến mạn-đà-la khổng lồ chưa nơi nào vượt qua được về thành tựu của mức độ phức tạp và thẩm mỹ của tranh tượng. Tự viện này rất tiếc đã bị tiêu hủy.
Ngày nay, chỉ ở các tự viện Tây Tạng, các sư mới có các công cụ hình phểu dài nhằm tạo ra các hình đường nét tuyệt mỹ và mềm mại. Với công cụ này, với sự nhẫn nại và kĩ năng thiện xão, các nghệ nhân Tây tạng có thể tạo được các mạn-đà-la cát phong phú và phức tạp ở mức đáng khâm phục.
Đến năm 1988 thì lần đầu tiên đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 đã chính thức cho phép kiến trúc và biểu thị mạn-đà-la trước công chúng cho thế giới Tây Phương. Đó là một mạn-đà-la Thời Luân dựng lên bởi các sư từ tự viện Namgyal (tự viện riêng của đức Đạt-lai Lạt-ma tại Dharamsala Ấn Độ) ở Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên tại NewYork. Việc khai mở cho chiêm bái mandala này là một cống hiến văn hóa, và có ý nghĩa bảo tồn văn hóa Tây Tạng. 15


Một số loại Mạn-đà-la đặc trưng và ý nghĩa

Có rất nhiều loại mạn-đà-la khác nhau chúng được thiết lập tùy theo mục đích và thực hành. Sau đây là một số dạng tiêu biểu

Mạn-đà-la ngoại vi

(tiếng Tây Tạng: phyi’i dkyil-‘khor) là một biểu thị cho hệ thống thế giới được dùng trong việc cúng dường lên người thầy tinh thần trong yêu cầu cho việc giảng dạy, trong việc phát nguyện, và trong việc phát nguyện về việc tạo một năng lực tinh tấn (empowerment) Mật thừa.
Mạn-đà-la dùng trong cúng dường có thể bao gồm một bát có đáy phẳng được đặt úp, với ba nhúm hạt lúa hay hạt đá quý được đặt lên trên bề mặt của nó và chồng lên đó là các Vành đai hình xuyến đồng tâm nhỏ dần (xem hình). Nó được trang hoàng như các vuơng miệng.
Mạn-đà-la cúng dường và Mạn-đà-la thủ ấn

Mạn-đà-la cúng dường cũng có thể được thực hiện một cách khác bằng thủ ấn (bắt ấn bằng các ngón tay). Các cách thức thực hiện mạn-đà-la ngoại vi thường dùng để đặc tả các đề tài được lưu tâm trong giảng huấn về Vi Diệu Pháp (Abhidhama). Nó hình tượng hóa hệ thống thế giới có dạng bốn châu lục bao quanh núi Tu-di (Meru) bao gồm Đông Thắng Thần Châu (Purva-Videha), Tây Ngưu Hóa châu (Aparagodana), Bắc Cu Lô Châu (Uttarakuru), và Nam Diệm Bộ châu (Jambudvipa). Mỗi châu lục như vậy lại có thêm hai đảo nhỏ bên sườn về phía ra xa khỏi núi Tu-di. Đức Đạt-lai Lạt-ma (Nobel Hoà Bình 1998) thường gợi ý thêm rằng chúng ta có thể suy tưởng mạn-đà-la ngoại vi biểu thị cho địa cầu, cho Thái dương hệ, hay cho vũ trụ như là được khoa học hiện đại hiểu về chúng ngày nay. Điểm chính là một mạn-đà-la biểu thị cho việc cúng dường mọi thứ (hay tất cả các Pháp) trong vũ trụ (lên các vi Phật hay Bồ-tát) để nhận được các giảng huấn, các lời nguyện, hay các năng lực tinh tấn. Việc cúng dường một mạn-đà-la ngoại vi một trăm ngàn lần là một phần chuẩn mực của các tiền thực nghiệm đặc biệt (sngon-‘gro) được hoàn tất để tạo dựng đủ công đức (bsod-nams, merit) để khởi đầu cho sự thực hành tantra nghiêm túc nhất với một vài thành tựu. Trong những trường hợp như thế, đối tượng mà mạn-đà-la cúng dường lên thường là hình tượng hóa của các đức Phật, các vị Bồ-tát, và các đại sư truyền thừa, đặc biệt là các sư phụ tinh thần của riêng cá nhân. Hiệu quả của mạn-đà-la trong việc kiến tạo công đức tùy thuộc vào sự thuần khiết của động lực tu hành, vào mức độ tập trung, vào độ sâu của hiểu biết về tính không của người cúng dường, vào các đối tượng của sự cúng dường, vào chính mạn-đà-la, và vào hành vi cúng dường. Việc tái lập cúng dường của một mạn-đà-la ngoại vi cũng tạo dựng nên sức mạnh tích cực cần thiết để bẻ gãy hiểu biết trong cấp độ hiện có của người tu hành để tiến bộ sang một mức sâu hơn. Ngài Tsongkhapa, người sáng lập ra bộ phái Gelug (Bộ phái Phật giáo lớn nhất Tây Tạng hiện nay) đã cúng dường mười tám bộ 100.000 mạn-đà-la, thêm vào đó là 100.000 hạ bái (lối lạy nằm sát đất của Phật tử Tây Tạng) để tuần tự tạo đủ công đức nhận được một hiểu biết đúng đắn về tính không theo quan điểm của phái Trung Quán Cụ Duyên (Madhyamaka-Prasangika)

Các Mạn-đà-la nội thể, mật và có tính bản chất thâm diệu về thực tại

Mật thừa Du-già Tối thượng (Anuttarayoga tantra) là lớp cao nhất của các trường phái Mật tông hiện đại (bao gồm Kagyu, Sakya, và Gelug) có bốn mức độ cúng dường. Song song với chúng sẽ là bốn mức độ của madala cúng dường. Bốn mức độ này quan hệ tương ứng với bốn năng lực tinh tấn của Mật thừa Du-già Tối thượng:
  • Một cúng dường ngoại vi (phyi’i mchod-pa) có từ các vật liệu bên ngoài như nước, hoa, hương trầm (nhang) và vân vân hay từ những đối tượng thanh cao của ngũ căn (năm giác quan bao gồm thấy, nghe, ngửi, nếm và cảm xúc). Một mạn-đà-la bên ngoài là một cúng dường về một hệ thống thế giới bên ngoài bao gồm mọi hiện tượng trong vũ trụ. Sự cúng dường ngoại vi và mạn-đà-la ngoại vi tương quan tới năng lực tinh tấn bình bát (vase empowerment -- bum-dbang). Một năng lực tinh tấn bình bát làm trong sạch thân để đạt tới Hóa Thân Phật (Nirmanakaya, Corpus of Emanations, Quả vị giải thoát-- sprul-sku). Nó tăng cường năng lực cho sự thực hành của giai đọan phát sinh (bskyed-rim), trong thời gian mà hành giả tự hình tượng hóa như là các hình tượng Phật.
Tiện, cũng xin nhắc thêm rằng Tam Thân Phật bao gồm: Pháp thân tức là thể tính thực của một vị Phật hay chân như. Báo thân là thân xuất hiện do các thiện nghiệp và sự giác ngộ thường mô tả với 32 tướng tốt. Báo thân Phật này thường thị hiện trong các thế giới tịnh độ. Và sau cùng là Ứng thân hay Hóa thân là thân Phật thị hiện trong thế giới ta bà của các vị Phật và Bồ tát vì lòng từ bi nhằm giáo hoá chúng sinh.
Trong Kim cương thừa thì Tam thân ứng với ba cấp của kinh nghiệm chứng ngộ. Chứng được Pháp Thân là tri kiến được bản chất sâu xa nhất của vạn vật, đó chính là tính Không. Báo Thân và Ứng Thân là thân của sắc giới, là phương tiện tạm thời giúp hành giả chứng ngộ được tính Không. Trong Phật giáo Tây Tạng, người ta xem Thân, Khẩu, Ý của một vị thiện xảo sư (guru) đồng nghĩa với ba thân nói trên. Như vậy, trong Kim cương thừa, Pháp Thân là tính Không, là Chân như, tự nó là Giác ngộ. Báo Thân và Ứng Thân là các thể có sắc tướng, được xem là phương tiện nhằm đạt tới kinh nghiệm về một cái tuyệt đối.
  • Một cúng dường nội thể (nang-mchod) có từ các phương diện của thân thể. Nó có thể là các phương diện của thân thô thiển, cụ thể hơn là năm thành tố (bao gồm đất, nước, lửa, gió, và hư không). Trong Thời luân thì các phương diện này có nghĩa là thân vi tế, tức là các luồng khí lực (energy-winds). Một mạn-đà-la bên trong (nang-gi dkyil-‘khor) là một cúng dường về nhiều phần của thân thô với xương sống được tưởng tượng như núi Tu-di và tứ chi như là các châu lục. Sự cúng dường nội thể và mạn-đà-la nội thể tương quan tới năng lực tinh tấn mật (gsang-dbang). Một năng lực tinh tấn mật làm thuần khiết các luồng khí lực vi tế và ngôn ngữ (khẩu) để đạt tới Báo Thân Phật (Sambhogakaya, Corpus of Full Use - Quả vị toàn dụng -- longs-sku). Nó tăng cường năng lực cho sự thực hành trong giai đoạn hoàn tất (rdzogs-rim) về thân tưởng (sgyu-lus). Một sự cúng dường mật hay ẩn là từ sự thức tỉnh về tính không với một tâm thức sáng tỏ.
  • Một mạn-đà-la mật hay ẩn (gesang-ba'i dkyil-‘khor) là một cúng dường về sự tỉnh thức vui sướng hay sự tỉnh thức vui sướng vô niệm của tính không cùng với một tâm thức sáng tỏ. Cúng dường mật hay ẩn và mạn-đà-la mật hay ẩn tương quan với năng lực tinh tấn thức tỉnh sáng suốt sâu (shes-rab ye-shes dbang). Năng lực tinh tấn thức tỉnh sáng suốt sâu tăng gia làm trong sạch tâm thức (ý) để đạt tới Pháp Thân Jnana (Corpus of Deep Awareness Encompassing Everything - Quả vị hoàn thiện tỉnh thức sâu -- ye-shes chos-sku) Ở đây xin lưu ý thêm, trong thực hành Mật tông có thể chia Pháp Thân làm hai cấp Jnana-dharmakaya hay Pháp Thân Nhân Quả và Pháp Thân Svabhavikakaya hay Pháp Thân Bất Nhị. Một cúng dường về bản chất tối hậu của thực tại (de-kho-na-nyid mchod-pa) có từ nhận thức vô niệm của tính không. Một cách khác, nó đến từ sự không thể tách biệt của hai chân lý; hai chân lý đó là, sự trình hiện tinh khiết của hành giả như là Hộ Phật (yidam, "deity") và và sự tỉnh thức vô niệm của tính không với một tâm thức sáng rõ. Một mạn-đà-la về bản chất tối hậu của thực tại (de-kho-na-nyid-kyi dkyil-‘khor) là một sự cúng dường về nhận thức vô niệm của tính không hay về hai chân lý không thể tách rời được tạo thành như trên.
  • Một mạn-đà-la về bản chất tối hậu của thực tại là một cúng dường về nhận thức vô niệm của tính không hay của hai chân lý không thể tách rời nhau. Hai chân lý đó là (1) sự trình hiện thuần khiết của hành giả như là hình ảnh các vị Hộ Phật và (2) sự tỉnh thức vui sướng vô niệm của tính không cùng với một tâm thức sáng tỏ Sự cúng dường về bản chất tối hậu của thực tại và mạn-đà-la về bản chất tối hậu của thực tại tương quan đến cấp thứ tư năng lực tinh tấn (tshig-dbang). Cấp thứ tư này làm tinh khiết thân, khẩu, và ý một cách không tách rời (bất nhị) để đạt tới Pháp Thân Bất Nhị (Svabhavakaya, ngo-bo-nyid sku). Nó tăng cường năng lực cho sự thực hành trong giai đoạn vui sướng qua sự thjống nhất cặp (zung-‘jug) chân lý.

Một số dạng trình bày của các mạn-đà-la

Đồ hình thiêng liêng của vũ
 trụ (mạn-đà-la of Hevajra).Xuất xứ Tây Tạng khoảng thế kỉ 15 -17. 
Mạn-đà-la vải Khổ 32x28 1/2 inch(source: Virginia Museum)
Đồ hình thiêng liêng của vũ trụ (mạn-đà-la of Hevajra).Xuất xứ Tây Tạng khoảng thế kỉ 15 -17. Mạn-đà-la vải Khổ 32x28 1/2 inch
(source: Virginia Museum)
Ở đây, các năng lực tinh tấn trình hiện dựa trên cơ sở của một mạn-đà-la. Năng lực tinh tấn bình bát, được tìm thấy trong cả bốn cấp của Mật thừa. Bốn cấp của Mật thừa bao gồm: kriya là những thực hành lễ đạo có tính hình thức như tắm gội, ăn kiêng, và ăn chay hay kiêng ăn làm trong sạch bên ngoài; charya (carya, hay upa) cảm nhận năng lực từ ứng xử bên ngoài và phương pháp nội tâm; yoga nhấn mạnh lên các phương pháp du-già; và anuttarayoga (du-già tối thượng) giảng dạy các phương tiện đặc biệt phát triển hơn của các thực hành nội tâm. Các mạn-đà-la bình bát được trình hiện trên nền tảng biểu tượng của các hình ảnh phật hay bộ các hình ảnh sống động của các vị phật. Thành phần chính của mạn-đà-la bao gồm:
  1. Mạn-đà-la hỗ trợ (rten-pa’i dkyil-‘khor) -- tức là một cung điện (palace) và môi trường quanh nó
  2. Mạn-đà-la được hỗ trợ (brten-pa’i dkyil-‘khor) -- tất cả các hình tượng bên trong
Cơ sở của danh định và đặc tính của thế giới mạn-đà-la, biểu tượng trong lễ năng lực tinh tấn hay lễ khởi tâm có năm loại mandala chính là:
  • Mạn-đà-la vải (ras-bris-kyi dkyil-‘khor) miêu tả hình ảnh hai chiều của cung điện và môi trường, có đôi nét giống các bản thiết kế kiến trúc, được vẽ trên vải hay giấy. Thường được căng trong một khung gỗ chạm khắc hình vuông.
  • Mạn-đà-la bột cát (rdul-phran-gyi dkyil-‘khor) miêu tả một cung điện và môi trường được tạo ra từ các lớp cát màu có thể đặt trên cùng một loại khung gỗ như mạn-đà-la vải hay được đặt trên một bià gỗ lớn. Mạn-đà-la cát nổi tiếng và phổ biến nhất. Nổi tiếng nhất trong các loại này là mạn-đà-la Thời luân. Một số mô tả chi tiết thêm về nó về buổi lễ tạo dựng và hủy mạn-đà-la sẽ được trình bày phần sau
mạn-đà-la
 được tăng đoàn Dzongkar Choede tạo thành tại Sanjosé California Hoa kì 
vào tháng 8 năm 2007
mạn-đà-la được tăng đoàn Dzongkar Choede
tạo thành tại Sanjosé California Hoa kì vào tháng 8 năm 2007


  • Mandala hình dung hoá hay mandala tập trung tinh thần là loại mandala được tạo nên thông qua sự tập trung tinh thần của các đại sư Kim cương thừa, hay các đại sư khởi tâm. Mạn-đà-la tập trung tinh thần (bsam-gtan-gyi dkyil-‘khor) này không dựa trên một cơ sở vật chất.
  • Các mandala thân thể được tạo nên bởi việc hình dung hoá các cơ quan của các kênh năng lực vi tế trên thân thể như là các luồng khí và các hạt vi tế như là cơ sở của mandala. Một số trong một số thực hành tanta như Chakrasamvara, Vajrayogini, Hevajra, và Chittamani Tara, thì một mạn-đà-la thân thể (lus-kyi dkyil-‘khor, lus-dkyil) được một đạo sư Mật tông chuyển hóa nhiều phần thân vi tế như là các khía cạnh hỗ trợ và được hỗ trợ từ mạn-đà-la.
  • Ngoài ra, người ta còn thấy mạn-đà-la ba chiều (blos-blangs), thường làm bằng gỗ hay kim loại đặc thù của loại Thời luân


  • Ngày nay, người ta còn cấu trúc mạn-đà-la bằng computer. Tuy nhiên, nhiều trường hợp (nếu không nói là hầu hết) các mạn-đà-la này không còn mang đúng tầm vóc nghệ thuật và ý nghĩa tôn giáo của nó nữa. Loại này thường không được phân lớp
Có tài liệu cho rằng 9, các mạn-đà-la có thể được làm từ tranh vẽ, từ các loại hạt (như cát), từ samadhi - một sự hình tượng hoá nội tâm vi tế hay từ việc tái cấu trúc hình ảnh của hệ thần kinh người. Hai dạng đầu là các đồ hình hai chiều, hai dạng sau là các mô hình bằng trí tưởng tượng về môi trường xoắn ốc là mạn-đà-la thực chất.
Trong trường hợp đặc biệt về Thời luân, có thêm dạng thứ năm của mạn-đà-la đó là một dạng mạn-đà-la kiến trúc ba chiều làm từ gỗ quý, đất sét hay các vật liệu khác. Người ta tin rằng các mạn-đà-la hai chiều có một năng lực đáng kể để tăng cường sức mạnh tưởng tượng của người nhận thức nó nhằm kích thích sức sáng tạo chắc chắn cần thiết bởi người thực hành để hình tượng hóa mạn-đà-la 3 chiều. Việc quan sát các mạn-đà-la như thế, sẽ hữu ích vì chúng là các mô hình cho việc thực hành hình tượng hóa sự tu chứng. mạn-đà-la Kalachakra rất nổi tiếng và sẽ được đề cập nhiều trong bài.
Mạn-đà-la 3-chiều Thời luân tại điện Potala Lhasa 
Tây Tạng
Mạn-đà-la 3-chiều Thời luân tại điện Potala Lhasa Tây Tạng

Các Mandala Đặc biệt

Các nét mô tả dù sơ lược ở đây sẽ tạo nên sự liên kết tích cực với Phật giáo Mật tông, và gieo các hạt giống tích cực vào dòng tâm thức của người chiêm bái tạo nên những quả chín mùi lợi ích trong tương lai như là các tiên đoán từ giáo pháp Thời luân về hệ thống thế giới của chúng ta.16.
  • Mandala Thời Luân
Chữ Thời Luân (Sanskrit: कालचक्र; IAST: Kālacakra; Tibetan: དུས་ཀྱི་འཁོར་ལོ།; Wylie:dus-kyi 'khor-lo) được dịch nghĩa từ chữ Kalachakra tức là chu kì của thời gian Mật Thừa Thời luân là hệ thống Phật giáo thâm sâu về giáo pháp và thực hành nội dung gồm các khiá cạnh:
Thời Luân Ngoại vi:là môi trường bên ngoài bao gồm vũ trụ và các chu kì của nó về sinh khởi và hoại diệt, hệ thống thế giới và các chu kì của nó về mặt trời sự sống trong vũ trụ.
Thời Luân Nội thể: bao gồm chu kì sinh tử và các dòng vận hành bên trong thân thể của hơi thở và năng lực
Thời Luân Thay thế: các thực hành về sự thuần khiết hóa được tiến hành bởi cá nhân để chuyển hóa các trạng thái thường là không kiểm soát được của sinh, tử và sự biểu thị của các trạng thái này trong cả hai mức độ cá nhân và vũ trụ trở thành trạng thái hoàn toàn giác ngộ của Phật quả.
Mật Thừa Thời Luân được giảng dạy bởi đức Phật Thích-ca theo yêu cầu của quốc vương Shambala (nơi được xem là một cõi Tịnh Độ có sự liên hệ mật thiết với thế giới của chúng ta) Nhiều tiên đoán chú trọng đến Shambala quan hệ tới các sự kiện của thế giới ngày nay đặc biệt về hoà bình có thể so sánh với các bài tiên tri của các tôn giáo khác. Mật Thừa thời Luân là một lớp Mật tông Du già Tối thượng, là đặc trưng giáo Pháp Phật giáo cao nhất. Chỉ ở Tây Tạng giáo Pháp này còn được lưu truyền và thực hành như là một truyền thống sống động sau khi Phật giáo bị suy tàn ở Ấn Độ (vào thế kỉ 11)
Mandala Thời Luân trong dạng hạt màu (như cát hay bột đá quý chẳng hạn) biểu tượng chỗ lưu trú của Thánh bổn tôn Thời Luân và các Thánh Hộ Trì tháp tùng ở xung quanh, tất cả biểu thị các thành tố của một cá nhân trong dạng đã thuần khiết -- tức là một chúng sinh đã giác ngộ hoàn toàn.
Giải thích chi tiết về ý nghĩa mandala Thời Luân sẽ trình bày trong phần ý nghiã.
Tượng Ngài Văn Thù Sư Lợi trong dạng xung nộ
Tượng Ngài Văn Thù Sư Lợi trong dạng xung nộ
Người ta có thể đi vào mandala thông qua một trong các cổng ở cấp thấp nhất (của mandala thân) bộ hành vào bên trong qua các bức tường trong suốt và có năm lớp từ bên ngoài đến bên trong theo các thứ tự màu sắc vàng trắng đỏ đen và lục, bước xa hơn vào trong và leo lên từng bước để đạt cấp thứ nhì (mandala khẩu). Cấp này cũng được bao bọc bởi các bức tường có năm màu trong suốt. Lên thêm một tầng kế của các bước bộ hành là cấp mandala ý, bao gồm các bức tường với 3 màu trong suốt. Bên trong của tầng này có thể thấy được bệ nền (platform) của tầng thứ tư mandala ý thức ban sơ (hay bản lai diện mục). Bên trên bệ nền này là một bệ nền của cấp độ thứ năm mandala đại mãn nguyện là nơi Thánh bổn tôn Thời Luân đứng trên hoa sen 8 cánh.
Sự biểu thị của mandala này được hành giả sử dụng trong Mật thừa Thời Luân nhằm mụch đích hình dung hóa trong thiền định. Như là một phần của việc rèn luyện, hành giả phát triển năng lực tập trung thiền định để khả dĩ hình dung hoá không chỉ mỗi chi tiết của mandala mà cả các thánh hộ trì hiện diện bên trong.
Các mandala khác dù được mô hình trong bề mặt hai chiều nhưng thực sự là một cung điện 3 chiều. Cung điện thường có dạng vuông với 4 cổng dẫn vào trung tâm. Mandala được đặt trên hoa sen, chung quanh là làn biên các cánh sen màu . Một hàng rào bảo vệ của các chùy Kim cương bao bọc làn biên này. Vòng rào ngoài cùng là các ngọn lửa biểu thị cho lửa trí huệ. Bên ngoài đó là 8 loại mồ chôn đại diện cho sự buông xã và vô thường.
Khi thực hành Mật điển tương ứng với các mandala này, hành giả sẽ tự thông thuộc mọi chi tiết trên mandala và các Thánh hộ trì trong đó, tiến hành thục tập nhiều lần dựa trên cơ sở hình dung hóa các chúng sinh và môi trường đã thuần khiết đó là sự hình tượng hoá chính mình và môi truờng của mình trong một dạng thuần khiết và tinh tế. Những luyện tập như thế được thực thi trong khuôn khổ giáo pháp về việc phát triển trí huệ và từ bi đem lại sự chuyển hoá sâu sắc của tâm.
Tranh vẽ biểu tượng Thánh bổn tôn Đại Mãn Nguyện
Tranh vẽ biểu tượng Thánh bổn tôn Đại Mãn Nguyện
  • Mandala Yamantaka
Yamantaka (Tibetan: Shinjeshe, གཤིན་རྗེ་གཤེད་; Wylie: Gshin-rje-gshed) hay còn viết trong Tạng ngữ là Pal Dorjee Jig-Je là một phương diện của Thánh hộ trì Phật giáo nhân cách hóa cho lý tưởng về trí huệ. Vị này có thể được truyền chân trong nhiều dạng và nó là sự biểu thị xung nộ của Ngài Văn Thù (tượng trưng cho trí huệ). Hoa sen chưá mandala này có màu xanh lục.


  • Mandala Chakrasamvara
Chakrasamvara (Tib. Korlo Demchog, Wylie: ’khor-lo bde-mchog) có nghĩa là "Bánh xe đại mãn nguyện" đó là các trung tâm năng lực hay chakra của thân vi tế, và kinh nghiêm về đại mãn nguyện của trí huệ sẽ liên quan tới các chakra này. Hệ thống Mật điển Chakrasamvara là Một tông du-già tối thượng đặc biệt nhấn mạnh đến lý tưởng giác ngộ theo giống cái.
Mandala được cấu trúc bằng cát trên mặt bằng mô tả chỗ lưu trú của 62 Thánh hộ trì mà hình ảnh bổn tôn là Heruka Chakrasamvara, một phương diện của đức Phật A-súc-bệ (Akshobya), chung quanh là các Thánh hộ trì khác tất cả đều có cùng bản chất như Thánh bổn tôn hiển thị trong nhiều dạng.
Một dạng của Phật Bất Động (hay A-súc)
Một dạng của Phật Bất Động (hay A-súc)
Có năm bánh xe trong mandala: một cơ sở hình vuông của mandala nguyện ước, trong đó là vòng tán dương các mandala thân, khẩu, ý và đại mãn nguyện. Hoa sen trung tâm có 8 cánh; tâm sen và 4 hướng chính biểu thị 5 vị Phật thuần khiết hóa các trạng thái tinh khiết của tâm. Trong trung tâm màu xanh lam, Phật A-súc-bệ thuần hóa sân hận thành trí huệ của thực tại. Ở phần hướng Đông, Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairochana) chuyển hóa vô minh thành gương trí huệ (mirror-like wisdom). Tại phương Nam màu vàng Phật Bảo sinh (Ratnasambhava) tịnh hoá lòng kiêu ngạo và tham lam thành trí huệ về bình đẳng. Ở phương Tây màu đỏ, đức Di-đà (Amitabha) chuyển hoá dục vọng và chấp trước thành trí huệ quán sát. Ở phương Bắc màu lục Phật Bất không thành tựu (Amoghasiddhi) chuyển ghen tỵ thành trí huệ viên mãn. Các thánh nữ hộ trì gọi là dakini đúng trên 4 cánh sen còn lại.
  • Mandala Guhyasamja
Mật điển Guhyasamja (tib.:gSang-'dus rtsa-rgyud -còn đưọc gọi là Bí Mật tập hội tantra) nghiã là vua của các Mật điển. Mandala mô tả chỗ ngụ của 32 Thánh hộ trì, trong đó, thánh bổn tôn là Phật A-súc trong dạng Guhyasamja; mọi thánh hộ trì đều hiện thân khác với Thánh bổn tôn ở trung tâm. Mandala đặt trên hoa sen màu xanh lục chung quanh là làn biên của 64 cánh sen. Bên trong tường thành vuông, tại tâm của vòng tròn và bốn hướng biểu thị 5 vị Phật tương ứng với ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) . Các vị Phật thuần khiết hóa các trạng thái tinh khiết của tâm. Phật A-súc-bệ ở trung tâm màu xanh dương thuần hóa sân hận thành trí huệ của thực tại. Ở phần hướng Đông màu trắng, Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairochana) chuyển hóa vô minh thành gương trí huệ (mirror-like wisdom). Tại phương Nam màu vàng Phật Bảo sinh (Ratnasambhava) tịnh hoá lòng kiêu ngạo và tham lam thành trí huệ về bình đẳng. Ở phương Tây màu đỏ, đức Di-đà (Amitabha) chuyển hoá dục vọng và chấp trước thành trí huệ quán sát. Ở phương Bắc Phật Bất không thành tựu (Amoghasiddhi) chuyển ghen tỵ thành trí huệ viên mãn.
Vajrakilaya
Vajrakilaya
  • Mandala Vajrakilaya
Hệ thống Mật điển Vajrakilaya là một Mật điển du-già Åti thuộc truyền thống Ninh-mã (Nyingmapa) của Phật giáo Tây Tạng.
Mandala tuơng ứng có vành tròn ngoài cùng bao gồm tất cả các màu của mandala trộn lẫn nhau, biểu tượng cho bản chất vô biên, vôi giới hạn của mandala. Vajrakilaya là một thánh hộ trì hung nộ, là biểu tượng cho năng lực cần thiết để vượt qua và tịnh hoá các trạng thái tiêu cực của tâm thức; Tất cả các Thánh hộ trì ngự phân bên ngoài của mandala là các thánh hộ trì bảo vệ nhằm ngăn ngừa các quấy nhiễu và phân tán có thể phá hại thiền giả.

Chất liệu dùng làm mạn-đà-la và các thành tố hình học, màu sắc và ý nghĩa

Như đã đề cập, các mạn-đà-la có thể được làm từ các loại đá quý, hoa, gạo khô, đá màu hay cát màu. Trường hợp cát, thường được tạo ra từ việc nghiền các viên đá quý và được xem như là vật liệu có hiệu lực nhất bởi vì có các chất liệu quý đòi hỏi kĩ năng rất khéo léo để tạo nên các mạn-đà-la có các chi tiết tuyệt hảo. Do mỗi hạt cát được nạp bởi các phúc lành của tiến trình lễ nên toàn thể mạn-đà-la cát biểu hiện một kho chứa khổng lồ của năng lực tinh thần.

Các thành phần hình học của mạn-đà-la cát thông thường

Nhìn một cách tổng quát, người ta dể dàng nhận ra các mạn-đà-la cát đều được đặt trong các khuôn nền hình vuông. Toàn bộ nội dung chính của nó lại giới hạn trong một hình tròn lớn, nội tiếp trong đó sẽ là các lớp dạng vuông hay tròn đồng tâm trên mỗi lớp sẽ có các hình biểu tượng khác nhau. Tùy theo đặc tính của từng mạn-đà-la sẽ có các biểu tượng đặc trưng riêng.


Sơ đồ tổng thể (trái) và sơ đồ trung tâm (phải) hay thấy của một mạn-đà-la
Tùy theo đặc tính các mạn-đà-la có thể khác nhau rất nhiều về chi tiết. Riêng qua các sơ đồ và hình chụp một số mạn-đà-la phổ biến cho thấy:
  • Mạn-đà-la có bốn cổng bao bọc bởi tường thành hình vuông. Các cổng thường có hình thú giữ cổng.
  • Các hướng đều có biểu thị bằng màu sắc riêng.
  • Hình trung tâm là một hoa sen lớn với 8 cánh đi về 8 phương hướng chính. Mỗi cánh sen có thể biểu tượng cho một vị Hộ Phật thiền định. Có thể là hình hay các âm tiết chữ Phạn. Hoặc chỉ có 4 hướng Đông Tây Nam Bắc là có biểu tượng Phật.
  • Vành đai hay vòng trong cùng của tâm là ảnh hình tượng của Phật hay của biểu tượng Phật
  • Các vành đai hay vòng tròn ngoài cùng, có thể có nhiều vành đai khác nhau chẳng hạn như:
    1. Vành đai lớn nhất ngoài cùng thường thấy có 5 màu: Xanh dương, trắng, đỏ, vàng, và xanh lá cây được là các phần tử của lửa trí huệ (Fire of wisdom), vành đai này còn được gọi là Vành Đai Bảo Vệ Vĩ Đại (Great Protective Cicrle).
    2. Vành đai tròn kế tiếp vào bên trong gọi là vành đai thành tố hư không có chứa một hàng rào kim cương chùy vàng (có nơi dịch là kim cương chử) (golden vajra) đan cài vào nhau.
    3. Vành đai thứ ba từ ngoài đếm vào được gọi là Vành Đai Nghĩa Địa làm từ các vành đai thành tố gió và vành đai thành tố lửa, có tài liệu 3 nói rằng có 8 loại mồ chôn biểu tượng cho 8 trạng thái của ý thức mà hành giả phải vượt qua bao gồm ý thức về nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý, bản ngã, và ý thức cơ sở.
    4. Vành đai hoa sen biểu tượng cho lời nguyện. Nhiều mạn-đà-la không có vành đai các cánh sen này mà thay vào có thể là các vành đai thành tố nước, vành đai thành tố đất được cài đan với các biểu tượng khác.
Các biểu tượng được cài đan vào có nhiều loại như là Bánh xe Pháp, các mẫu tự âm tiết Phạn hạt giống, sư tử 8 chân kéo cổ xe với hai vị Hộ Phật,...
  • Các kí hiệu biểu tượng khác một số trong chúng có thể là
    • Kim cương: Vật rắn không thể gãy bể, trong sáng và phát toả mọi màu sắc là biểu tượng cho bản chất của tâm thức
    • Chuông: là vật giống cái, biểu tượng cho tính Không - sự mở không biên giới tạo chỗ cho trí huệ
    • Kim cương chùy là vật giống đực, biểu tượng cho lòng từ bi vĩ đại, đem lại năng lực tỉnh thức không hư hoại. Biểu tượng này có thể có nguồn gốc từ thần sấm sét Ấn, sau đó chuyển sang dạng kim cương.
    • Bánh xe Pháp: tượng trưng cho bát chính đạo bao gồm: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tấn, Chính niệm, và Chính định
    • Hoa sen: tượng trưng cho giáo huấn Phật hay Phật pháp có gốc rễ từ trong bùn nhưng toả lớn hướng về phía ánh sáng và không bi vấy bùn.
Hình chi tiết của một cổng (hướng Đông) và tường thành của cung điện mạn-đà-la
Tùy theo chủ đề, mỗi mạn-đà-la có thể có các chi tiết biểu tượng khác như trong hình cấu trúc Mạn-đà-la về Lòng Từ Bi chẳng hạn.
Cấu 
trúc cụ thể của Mạn-đà-la Từ Bi
Cấu trúc cụ thể của Mạn-đà-la Từ Bi

Ý nghĩa màu sắc

Chuông và Chùy
Chuông và Chùy
Nếu các hình và dạng hình học đều có biểu ý riêng thì màu sắc cũng có các ý nghĩa trong mạn-đà-la. Trong một mạn-đà-la thông thường, các góc tư của cung điện mạn-đà-la được chia thành các dạng tam giác vuông cân mỗi tam giác có một màu trong năm màu trắng, vàng, đỏ, xanh lá cây và xanh dương đậm. Mỗi màu liên hệ đến một vi trong năm vi Phật huyền ảo, ý nghĩa xa hơn là 5 màu này liên hệ tới 5 ảo tưởng của con người tự nhiên. Các ảo tưởng này ngăn trở bản tính chân thực của chúng ta, nhưng xuyên qua thực hành đạo, chúng có thể được chuyển hóa thành trí huệ của 5 vị Phật tương ứng, đặc biệt là:
  • Trắng - Phật Đại Nhật (Vairocana): Ảo tưởng của vô minh trở nên trí huệ về thực tại
  • Vàng - Phật Bảo Sinh (Ratnasambhava): Ảo tưởng của danh vọng trở nên trí huệ về sự nhất thể
  • Đỏ - Phật A-di-đà (Amitabha): Ảo tưởng của chấp thủ trở nên trí huệ về sự thấu suốt
  • Xanh lá cây - Phật Bất Không Thành Tựu (Amoghasiddhi): Ảo tưởng của ghen tị trở nên trí huệ về sự thành tựu.
  • Xanh dương - Phật Bất Động hay Phật A súc (Akshobhya): Ảo tưởng của sân hận trở nên tấm gương như là trí huệ

Các Biểu Tượng từ mạn-đà-la

Mạn-đà-la có nội dung phong phú về mặt biểu tượng liên quan tới nhiều khía cạnh của Phật Pháp và truyền thống. Một phần trong đó là nghệ thuật thiêng liêng nhằm truyền đạt các giảng huấn của đức Phật bởi các sư Tây Tạng.
Ngoài các ý nghĩa đã nêu trong các phần trên ta còn thấy:
Vành đai lửa ngoài cùng biểu tượng cho một tiến trình (tâm thức) mà hành giả phải chuyển hóa để có thể đi vào các vùng thiêng liêng bên trong. Lửa đốt đi vô minh. Các vành tiếp theo có đặc tính kim cương chùy (hay sấm sét) biểu thị cho sự bất khả phân hủy và sáng tỏ. Theo sau là 8 loại mồ chôn là 8 loại ý thức của con người trói buộc họ và vòng luân hồi. Vòng hoa sen cuối (nếu có thường là 64 cánh) tượng trưng cho sự tái sinh có tính tôn giáo.
Cấu trúc vuông là cung điện trú ngụ của các vị Hộ Phật. Bốn cổng có thể có ý nghĩa khác nhau như là:
  • Bốn ý tưởng vô biên của lòng tốt, từ bi, thiện cảm và xã bỏ
  • Bốn hướng chính
Các cung điện vuông là hình ảnh của các Hộ Phật cho mỗi hướng Đông Tây Nam Bắc và Trung Tâm. Mỗi vị Hộ Phật có năng lực tinh tấn để vượt qua các tội lỗi khác nhau như là vô minh, sân hận, tham dục.
Trung tâm của mạn-đà-la là hình ảnh của Hộ Phật chính thường được đặt trên tâm điểm. Tâm điểm này tiêu biểu cho hạt giống hay trung tâm của vũ trụ không có kích thước
Hai vòng mạn-đà-la trung tâm khác nhau

Để biểu thị đặc tính vô thường, sau nhiều ngày, cát tạo nên mạn-đà-la sẽ bị quét thu dọn lại và thường theo truyền thống Tây Tạng là được đem đổ ra sông hay biển. Tuy nhiên, cũng có khi là cát thiêng liêng đó được phân nhỏ thành nhiều phần chia cho những người đã đến chiêm bái và làm lễ hủy mạn-đà-la. Cát này đôi khi còn được đặt lên đầu người chết trong hòm trước khi địa táng hay hỏa táng, với lòng tin rằng sẽ đem đến siêu thoát.

Ngoài các ý nghĩa biểu trưng như là việc hỗ trợ thiền định để đi đến giác ngộ, và là biểu tượng cho vũ trụ, mạn-đà-la còn là một biểu tượng cho các giảng huấn Kim Cương thừa.

Ý nghĩa

Mỗi mạn-đà-la là một cung điện thiêng liêng, là chỗ ngụ của vị Hộ Phật (deity) thiền định, tức là người đại diện và là biểu hiện của các phẩm chất giác ngộ trong hàng loạt phẩm chất từ Lòng từ bi cho đến ý thức nâng cao và vui sướng. Theo Phật giáo Tây Tạng, các mạn-đà-la được tạo ra trong các buổi lễ khởi tâm trong đó một người sư phụ đủ phẩm chất sẽ cho phép các đệ tử phát triển khởi thi các thực hành thiền định. Cả vị Hộ Phật ngụ trong trung tâm mạn-đà-la và chính mạn-đà-la được công nhận như là các biểu thị tinh khiết của tâm thức hoàn toàn giác ngộ của Phật. Một cách biểu tượng thì vị Hộ Phật ban các sự khởi tâm và mạn-đà-la là nơi mà các khởi tâm này diễn ra. Thông qua lễ khởi tâm, hạt giống giác ngộ trong tâm thức mỗi hành giả được nuôi dưỡng bằng tiến trình động của việc hình tượng hóa và quán một mạn-đà-la. Chủ yếu, buổi lễ có bao gồm sự chuyển vận của các cảm xúc quấy rối thành trực giác và trí huệ hữu ích. Thường thì sự khởi tâm như thế được ban cho từ yêu cầu của cá nhân hay nhóm hành giả. Động cơ vị tha của nghệ nhân và người bảo trợ là cốt lõi của sự kiến tạo một mạn-đà-la
Cấu trúc 
mandala Thời Luân
Cấu trúc mandala Thời Luân
  • Cụ thể đối với mạn-đà-la Thời luân thì mọi chi tiết đều là biểu tượng một vài phương diện của Thánh Bổn tôn Kalachakra và của Thánh Hộ Trì của vũ trụ. Tổng cộng có đến 722 vị Thánh Hộ Trì 1 trong mạn-đà-la được biểu tượng hóa nhiều hình ảnh về các phương diện đa dạng của ý thực và thực tại, về tất cả các bộ phận của trí huệ tối hậu của Thánh Hộ Trì Kalachakra. Việc hiểu và diễn dịch được mọi biểu tượng có trong mạn-đà-la sẽ tương tự như là việc đọc các văn bản Thời luân, cái mà bao gồm một lượng phong phú các giảng huấn từ vũ trụ quan cho đến bản thể học và tâm lý học. Như đã đề cập, Mật thừa Kalachakra được diễn dịch ở 3 cấp độ là ngoại vi, nội thể, và thay thế. Cấp độ ngoại vi chú ý tới các luật về thời gian và không gian của thế giới vật lý và ứng theo với các nội dung thiên văn, chiêm tinh, và toán học (tên dịch việt là Thời luân có thể bắt nguồn từ điểm này). Cấp nội thể tập trung về các thành tố và cấu trúc thân người bao gồm cả hệ thống năng lực. Cấp thay thế là một học thuyết về lộ trình và quả của Thánh Hộ Trì thiền định thực tế trên vành đai lưu trú mạn-đà-la. Thánh bổn tôn Kalachakra ngụ trong trung tâm của mạn-đà-la. Cung điện của Ngài bao gồm các mạn-đà-la đồng tâm lồng vào nhau cái này bên trong cái kia: mạn-đà-la về thân, mạn-đà-la về khẩu, mạn-đà-la về ý và trong trung tâm là trí huệ và đại mãn nguyện.
    Mandala Thời luân sẽ có có 5 tầng (lầu) có đủ nóc. Các tầng này biểu tượng cho 5 cấp độ của thân, khẩu, ý, ý thức ban sơ (hay còn gọi là "ý thức vi tế" , "bản lai diện mục" - pristine consciousness), tầng cao nhất là đại mãn nguyện. Mặc dù mô tả ở đây trên mặt bằng nhưng mạn-đà-la thực tế có ba chiều không gian, là một cung điện siêu việt với năm tầng, ở trung tâm có một Thánh bổn tôn Thời luân biểu lộ trạng thái giác ngộ.
    Cũng như các mạn-đà-la khác, nó có chia làm 4 và các màu của bốn phần đều có ý nghĩa riêng: màu đen phía đông liên hệ với gió thường nằm phía đáy (trước). Phiá nam màu đỏ đó là lửa (phải). Phía Tây màu vàng (sau) liên hệ tới đất, và phía bắc là trắng (trái) liên hệ tới nước. Như vậy để phân biệt với các mạn-đà-la cát thông thường thì có thể dựa vào cách cho màu khác nhau của 4 phương hướng của 4 phần này. Tuy nhiên, cần lưu ý thêm rằng trong mạn-đà-la Kalachakra đôi khi người ta dùng màu xanh dương có giá trị thay thế cho màu đen. Cung điện vuông có 722 vị Thánh Hộ Trì theo vành đai tròn đồng tâm đầu tiên. Các vành đai khác sẽ đại diện cho đất (màu vàng), nước (màu trắng), lửa (màu đỏ), gió (màu xám hay xanh dương), và không gian và ý thức mở rộng xa khỏi tường của cung điện. Các vành đai bên ngoài biểu hiện cho vũ trụ là nguồn của thiên văn học Tây Tạng. Mười vị Thánh Hộ Trì xung nộ ngụ tại một trong các vành đai tròn đồng tâm phục vụ như các người bảo vệ của mạn-đà-la. Mạn-đà-la Kalachakra cát được cúng dường cho sự cân bằng vật lý và hòa bình cho cả hai thực thể cá nhân và thế giới, nhờ vào các Thánh Hộ Trì được biểu trưng qua hình ảnh người, thú, hoa, hình tượng, và các âm tiết Phạn ngữ trong mạn-đà-la.
    Có 8 loại mồ chôn biểu thị như các bánh xe pháp giữa các vành đai lửa và gió ở bên ngoài. Trên vành đai đất có đặt mặt trời lặn và mặt trăng mọc. Toàn bộ được bao bọc bởi vòng rào các Kim cương chùy, và bên ngoài là ánh sáng chói rực.

Mặc dù mô tả ở đây trên mặt bằng nhưng mạn-đà-la thực tế có ba chiều không gian, là một cung điện siêu việt với năm tầng, ở trung tâm có một Hộ Phật Thời luân biểu lộ trạng thái giác ngộ. Khi nhìn vào mạn-đà-la người ta cảm thấy an lạc trên nhiều cấp độ. Theo đức Đạt-lai Lạt-ma, các Hộ Phật Thời luân tạo ra một bầu không khí thiện chí, giảm căng thẳng và bạo lực trong thế giới. Ngài giải thích "Nó là phương cách để gieo trồng một hạt giống và hạt giống đó sẽ có nghiệp quả. Người ta không cần có mặt tại buổi lễ Thời luân để nhận được các lợi ích của nó"

Tạo dựng và phá hủy mạn-đà-la cát

Trước khi một vị sư có thể được phép tham gia xây dựng một mạn-đà-la, người đó phải học trong một thời gian dài về nghệ thuật và triết học. Tất cả các sư Phật giáo ở các tự viện Tây Tạng đều được yêu cầu học về cách dựng các mạn-đà-la như là một phần của việc rèn luyện. Quá trình học có hai lớp bao gồm việc ghi nhớ các văn bản cho các tên, độ dài, và vị trí cửa các đường chuẩn dùng để xác định cấu trúc cơ bản của các mạn-đà-la cũng như là các kĩ thuật bằng tay để vẽ và rải dòng cát. Các văn bản này tuy vậy không miêu tả từng đường nét và cũng không chỉ rõ từng chi tiết của mỗi mạn-đà-la, mà đúng hơn nó được dùng như một ghi nhớ hướng dẫn để hoàn thành các dạng mạn-đà-la. Nội dung mạn-đà-la đặc biệt đều dựa vào các lời kinh. Việc thực hiện mạn-đà-la phải được thực tập lập đi lập lại để tạo dựng nó dưới sự hướng dẫn của các vị sư có kinh nghiệm. Trường hợp của đức Đạt-lai Lạt-ma, tại tự viện riêng Namgyal chu kì học này kéo dài trong 3 năm.
Tiến trình xây dựng mạn-đà-la sẽ đòi hỏi kiên trì làm việc trong nhiều ngày có khi nhiều tuần lễ. Theo truyền thống, có 4 sư làm việc chung nhau trên một mạn-đà-la. Mạn-đà-la được chia thành các góc tư với mỗi sư lo một góc. Trong thời gian của tiến trình, mỗi sư nhận được hỗ trợ để cung cấp đủ cát màu trong khi sư trọng trách tiếp tục làm việc trên các chi tiết đã được kẻ khung trên phần của mình.
Công việc phải phải được tiến hành cực kì cẩn thận và chú tâm. Khi tiến hành, các sư thực ra đang được truyền đạt các giảng huấn của Phật. Bởi vì mạn-đà-la chứa đựng các chỉ dạy của Phật để đạt tới giác ngộ, để thuần khiết hóa động cơ và để hoàn hảo hóa công việc của họ nhằm cho phép những người chiêm bái nó được hưởng tối đa phúc lợi
Trước tiên, các sư cúng dường mạn-đà-la thông qua việc đọc kinh, chú với nhạc lễ. Mạn-đà-la được xây dựng từ trung tâm mở rộng ra ngoài theo trình tự, bắt đầu từ 1 điểm ở tâm. Với việc đặt điểm ở tâm, mạn-đà-la được cúng dường cho một vị Hộ Phật riêng biệt. Vị Hộ Phật này thường được miêu tả trong một hình ảnh phía trên của tâm điểm, mặc dù vậy, một số mạn-đà-la chỉ đơn thuần có tính địa hình học.
Trong các giai đoạn đầu của công việc, các sư ngồi bên ngoài của bệ (hay khung) vẽ mạn-đà-la và luôn đối mặt với tâm của mạn-đà-la. Đối với các mạn-đà-la cở lớn, các sư sau đó sẽ phải đứng và cong người để rải cát màu.
Các đường kẻ được vẽ qua tâm điểm đến 4 góc tạo ra dạng thức tam giác vuông cân. Các đường này được dùng để kiến trúc một cung điện với 4 cổng. Mỗi cổng sẽ được trang hoàng với các chuông, vòng hoa, thú giữ cổng hay các vật biểu tượng khác. Hình dạng vuông mô tả theo kiến trúc là bốn mặt của cung điện hay của tự viện. gọi là Cung điện là vì nó là nơi ngụ của các Hộ Phật, gọi là tự viện vì nó bao gồm cốt lõi Phật.
Từ hình vuông bên trong, các sư dựng một dãy các đường tròn đồng tâm. Ở đây những người tham gia làm việc theo lối tuần tự, tất cả di chuyển quanh mạn-đà-la. Họ phải chờ cho đến khi mỗi phần chia được hoàn tất trước khi làm việc phần phía xa tâm hơn cùng nhau. Điều này bảo đảm cho sự cân bằng công việc không ai nhanh hơn ai.
Thường, cát màu được rải bởi một dụng cụ hình phểu (gần giống như các dụng cụ "bắt bông kem" trên các bánh bunche noel nhưng phểu bằng đồng thau và dài khoảng 30-50 cm). Trên phiểu có các khất nhỏ liền nhau, khi rải cát, người tham gia cà đi cà lại một thanh nhỏ lên các khất này tạo sự rung động làm cho dòng cát chảy ra được đều đặn và không bi tắc ách.
Ở trung tâm đặt (vẽ cát) một vị Hộ Phật mà từ đó mạn-đà-la được định danh. Thường thì vị Hộ Phật trung tâm này là một trong các dạng:
  • Các Hộ Phật bình an: Một Hộ Phật bình an làm biểu tượng cho tiếp cận tinh thần và tồn tại riêng của mạn-đà-la. Chẳng hạn như hình ảnh của Bồ tát Quán thế âm biểu trưng cho lòng từ bi ở trung tâm của việc tập trung về thể nghiệm tinh thần, trong khi hình ảnh của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi và của Kim cương thần (vị nữ giới tương ứng tinh thần) thì nhấn mạnh cho sự cần thiết của dũng khí và sức mạnh trong hành trình cho trí bát nhã thiên liêng.
  • Các Hộ Phật dữ tợn: Nói lên sự đấu tranh dữ dội để vượt qua các trạng thái tâm lý xa lạ của một người. Họ nhấn mạnh các đau khổ nội tâm mà làm cho thân, khẩu, ý của chúng ta bị tối tăm và do đó cản ngăn thành tựu mục tiêu của Phật tử là để giác ngộ hoàn toàn. Theo truyền thống thì các Hộ Phật dữ tợn được hiểu là các khía cạnh của các nguyên lý nhân từ.
  • Hình ảnh tính dục: nói lên tiến trình dung hợp nằm bên trong trái tim của mạn-đà-la. Hai thành tố đực và cái không có ý nghĩa gì ngoài ý nghĩa tượng trưng cho vô hạn các cặp đối kháng (chẳng hạn yêu và ghét, tốt và xấu, ...) khi mà một người kinh nghiệm trong sự tồn tại thế tục. Hình ảnh tính dục cũng có thể được hiểu như là ẩn dụ cho giác ngộ với các phẩm chất của sự vui sướng, mãn nguyện, thống nhất và hoàn tất.
Sau khi hoàn tất, các sư dâng hiến công đức cho lợi ích của tha nhân qua các lễ cầu nguyện.
Mandala vũ trụ (Thời Luân) Lễ phá hủy Mandala Mandala không có vành đai tròn


Ngoại trừ một ít mạn-đà-la được vẽ và dùng như là các đối tượng quán tưởng, các mạn-đà-la truyền thống Tây Tạng sau khi hoàn tất thường bị hủy và được đem đổ ra sông hay biển gần đó để phân bổ công đức mà nó có hoặc có khi được đem phân phát cho những người chiêm bái. Lễ này để nhắc nhở việc kiến trúc mạn-đà-la đầy gian nan này là việc làm vô thường

Thưởng thức và chiêm bái trong thực tế

Đối với những ai không có điều kiện xem thực hiện và chiêm bái mạn-đà-la có thể tìm trên trang youtube chẳng hạn. Tuy nhiên, những thấy biết này sẽ bị hạn chế rất nhiều so với những gì có thể tai nghe mắt thấy tường tận
Xem tiếp video trực tuyến
Trong trường hợp bạn hay các Phật tử thực sự muốn tìm hiểu chiêm bái nghiêm túc về nghệ thuật thiêng liêng được tin là đem đến nhiều phúc lạc cho những người đến ngắm nhìn đồng thời có dịp cúng dường Tam bảo thì ở đây xin bàn thêm vài điều kiện cụ thể để thỉnh một tăng đoàn Tây Tạng từ Ấn Độ đến viếng điạ phương (thường 1 cuộc viếng thăm như vậy trong một lãnh thổ, một tăng đoàn sẽ có thể đến nhiều thành phố để dựng, hủy và ban các lễ an lạc). Việc đầu tiên là phải có một tự viện hay một viện đại học Phật giáo đứng ra lo chỗ trú ngụ và nơi đặt mạn-đà-la (thường là sảnh đường chính của chùa hay nơi rộng rãi nghiêm trang của khuôn viên đại học). Sau khi đã có dự tính đầy đủ phương tiện thì người đại diện (có thể chỉ là một Phật tử đại điện không nhất thiết phải là sư) sẽ liện lạc chính thức để thỉnh. Dĩ nhiên, cần phải dự định trước là tùy theo kế hoạch và tiện lợi về hoằng hóa của tăng đoàn mà lời thỉnh nguyện có thể có thể được chấp nhận hay không. Tuy nhiên, sự nhẫn nại kiên trì thường sẽ đạt kết quả mong đợi.
Các tổ chức hay cá nhân có thể tự tìm đến và liên lạc với bất kì tăng đoàn Tây Tạng nào có khả năng thực hiện mạn-đà-la. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể liên lạc ở đâu hơn thì hãy thử liên lạc với tăng đoàn của tự viện Zongkar Choede hay của Gaden Jangtse. Trước đây,tự viện Zongkar Choede là một trong những tự viện cổ nhất và lớn nhất Tây Tạng. Tự viện này đã tạm thời dời sang Ấn độ từ 1959. Đặc biệt Tự viện còn lưu giữ một bảo vật có một không hai đó là tôn tượng Phật A-Di-Đà cổ nhất Tây Tạng bằng đồng thường được Tăng đoàn dùng để ban phép cho người bệnh khi tiến hành các lễ lạc với một mạn-đà-la.
Địa chỉ liên lạc:
  • Tự viện Zongkar Choede Monastery,
Tibetan Settlement,
Post GURUPURA-571 188,
Hunsur Taluk,
Dist Mysore,
K.S. South India.
Các Số gọi và fax đến văn phòng:
Fax: +91 8222 246021, 246055
0091 8222 246396, 246058
0091- 8222 - 246131
Để liên lạc Anh ngữ có thể hỏi trực tiếp thông dịch viên chính của tự viện là Ngài Ven.Jampa Kalsang
  • Liên lạc với tăng đoàn Gaden Jangtse qua địa chỉ WEB site http://www.gadenmonks.org hay email bằng Anh ngữ về người thông dịch là: nimanedup@yahoo.com

Tài Liệu Tham Khảo chính

  1. The Kalachakra mandala. http://www.tibet.com/Buddhism/kala1.htmll
  2. The mandala - Sacred Geometry and Art -- Article of the Month - September 2000. Nitin Kumar. http://www.exoticindiaart.com/mandala.htm
  3. Mandala. Jytte Hansen. 1996-2003 http://www.jyh.dk/indengl.htmm
  4. Exploring the mandala. http://www.graphics.cornell.edu/online/mandala/
  5. Mandala. http://en.wikipedia.org/wiki/mandala
  6. Mandala Projects -- what is mandala http://www.mandalaproject.org/What/Index.html
  7. Free mandala http://www.free-mandala.com/en/start.html
  8. The Sacred Art of Sand mandalas http://www.gomang.org/mandala.html
  9. Dharmapala Thangka Center. School of Thangka Painting. Explanation of Kalachakra mandala http://www2.bremen.de/info/nepal////Gallery-2/Wrathful/5-15/Kalachak.htmm
  10. The Meaning and Use of mandala. Alexander Berzin. Dec 2003 http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/advanced/tantra/level1_getting_started/meaning_use_mandala.html
  11. KALACHAKRA SYMBOLS http://www.omplace.com/omsites/Buddhism/kcsymbols.html
  12. The Kalachakra mandala http://kalachakranet.org/mandala_kalachakra.html
  13. Buddhist Art and Architecture - symbolism of mandala http://www.buddhanet.net/mandalas.htm
  14. Hình minh họa lấy từ các trang The Berzin Archives, Wikipedia, School Art Science Computing, International Kalachakra Network, của tác giả bài viết, và của Don Ngo
  15. Namyal Monastery Institute. http://www.namgyal.org/mandalas/background.cfm. Các dữ liệu về mạn-đà-la của học viện Namgyal. Ithaca, New York Hoa Kì
  16. Tự Viện Namgyal. http://namgyalmonastery.org/mandala/. Các dữ liệu về mạn-đà-la của tự viện Namgyal tại Ấn Độ
  17. "The Tibetan Book of the Dead - The Great Liberation Through Hearing in The Bardo" của Guru Rinpoche theo Karma Lingpa ISBN 0877736758. Bản dịch của Kiến Không http://www.thuvienhoasen.org/tuthutaytang-00.htm#loi%20noidau

Xin hồi hướng mọi công đức về Tam Bảo và tất cả chúng sinh hữu tình
Ngày 29 tháng 8 năm 2007

No comments: