Pages

3.6.08

June 03, 2008:

Đây là hình trong một cuốn sách cổ. Bản đồ Phong Thủy được vẽ dựa trên mạch núi, mạch sông của ở mỗi vùng đất. Phần được tô mau chính là long mạch của Châu Á. Trong đó cái đuôi của Rồng hạ tại Việt Nam. Nơi đuôi rồng nằm tại tỉnh Quảng Ninh nên có 1 vùng biển đảo được gọi là Bạch Long Vĩ (Đuôi rồng trắng).Ta nói: Việt Nam được cái đuôi rồng thì ích lợi gì nhỉ? Cái đuôi ấy còn chòi qua cả đảo Hải Nam - TQ cơ mà. Bàn chuyện ngoài lề chút xíu! Thông tin hành lang, nghe đâu TQ đang xây 7 con đập ngăn dòng chảy sông Mê Kông vào Đông Dương. Việc điều chỉnh lưu lượng nước trong tương lai của 7 con đập này sẽ khiến Sài Gòn 10 năm nữa ngập chìm trong nước. (Ớ, bây giờ mưa một tý là đã ngập rùi nè! Không mưa đôi khi còn ngập nữa là...). Nếu những mạch nước sông bị ngăn lại thì khác nào việc yểm bùa nguyên khí Việt Nam đâu! Nhớ lại chuyện Thánh vật Sông Tô Lịch, hãi quá! híc...

Thơ Đường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tuyển tập thơ Đường
Tuyển tập thơ Đường

Thơ Đường hay Đường thi (chữ Hán:唐诗) là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỉ 7 - 10 (618 - 907). Các sáng tác của hàng nghìn nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn Đường thi gồm 48.900 bài. Đời Thanh chọn 300 bài do Hành ĐườngTrần Uyển Tuấn bổ chú thành "Đường thi tam bách thủ" được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam...

Các giai đoạn

Thơ Đường có thể chia ra làm 4 giai đoạn: Sơ Đường (618 - 713), Thịnh Đường (713 - 766), Trung Đường (766 - 835), Vãn Đường (835 - 907).

Thời Sơ Đường, các nhà thơ mệnh danh là "Tứ kiệt" gồm Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân VươngVương Bột đã đổi được phần nào phong khí uỷ mị của thơ các triều đại trước. Tới Trần Tử Ngang thì có phong trào đổi mới thi ca theo tinh thần phong nhã của "Kinh thi" và "phong cốt Hán Nguỵ", chủ trương làm thơ phải có "kí thác", nghĩa là nói lên tâm tình của mình, ghi lại cảm xúc thật sự của mình trước hiện thực đời sống, bỏ hẳn thơ sắc tình đời Lục triều, và thơ ca công tụng đức, thơ ứng chế của một số nhà thơ đầu đời Đường như Thẩm Thuyên Kỳ, Tống Chi Vấn. Các nhà thơ sau Trần Tử Ngang làm thơ "kí thác" đều theo 2 khuynh hướng chính là trữ tình, lãng mạn, hoặc hiện thực xã hội. Ba đại biểu lớn là Lý Bạch, Đỗ PhủBạch Cư Dị.

Màu sắc phong cách của các nhà thơ đời Đường rất khác nhau, tuỳ người sáng tác theo đạo Nho, đạo Phật hoặc theo Lão Trang.

Thơ Đường có loại thơ như sau: "biên tái" (Cao Thích, Sầm Tham sáng tác), thơ "điền viên" (Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên sáng tác), thơ "tân nhạc phủ" (Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn sáng tác), thơ "chính nhạc phủ" đời Vãn Đường (sáng tác Bì Nhật Hưu, Đỗ Tuấn Hạc) và theo khuynh hướng hiện thực (Đỗ PhủBạch Cư Dị sáng tác).

Lý Bạch

Đỗ Phủ

Bạch Cư Dị

Vương Duy

Vương Bột

Một bài thơ của thi tiên Lý Bạch

Một đoạn thơ của Đỗ Phủ

Các thể loại chính

Các nhà thơ sáng tác theo 3 thể chính: thơ luật Đường, thơ Cổ phongNhạc Phủ.

Những bài thơ hay nhất của Lý Bạch là thơ nhạc phủ và các bài cổ phong thích hợp với phong cách phóng túng của ông. Đỗ Phủ thì dùng thể cổ phong khi làm thơ hiện thực và dùng thể luật thi khi làm thơ trữ tình. Về nội dung cũng như về nghệ thuật, khó tìm được những đặc điểm chung cho bấy nhiêu nhà thơ, sống ở nhiều hoàn cảnh lịch sử khác nhau, tư tưởng sở thích cũng khác nhau. Nhưng về ngôn ngữ, thơ Đường tinh luyện, súc tích, chọn lọc, âm điệu hài hoà, đa dạng, phong phú. Các nhà thơ Đường không nói hết ý mình khi làm thơ; đó là một cách làm cho người đọc cùng tham gia với nhà thơ trong việc thưởng thức bài thơ. Đời Đường được xem là thời đại hoàng kim của thơ ca Trung Quốc thời phong kiến. Và người nước ngoài thường chỉ biết ba nhà thơ lớn đời Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Ðường thi - Chủ đề Biên tái

Trong các tác phẩm Đường thi, chủ đề Biên-tái là một trong những chủ đề được nhiều tác giả khai thác.
Nhìn lại hoàn cảnh lịch sử thời Đường, Tống, khi mà các bộ tộc phía Bắc và phía Tây Bắc Trung Hoa không ngừng lớn mạnh và xâm lược về phương Nam thì có thể hiểu tại sao nhiều thi nhân thời Đường như: Lý Bạch, Vương Xương Linh, Đỗ Phủ,... đã để lại những tác phẩm bất hủ, còn mãi với thời gian.
Chủ đề Biên-tái có thể phân ra làm 2 mảng:
Mảng thứ nhất với các bài thơ mang tâm trạng hừng hực ý chí yêu nước, quyết lập công nơi vùng biên ải.
Mảng thứ hai là các bài thơ mang tâm trạng buồn xa quê hương, nhớ nhung nơi quê nhà hoặc đau xót khi nhìn vật xưa cảnh cũ.
Tiêu biểu trong chùm thơ này phải kể đến các bài:
Lũng tây hành - Trần Đào
Quan san nguyệt, Tư biên - Lý Bạch
Cổ ý - Lý Kỳ
Cô nhạn - Thôi Đồ
Lương châu từ, Tái thượng khúc, Tái hạ khúc - Vương Xương Linh
Xuất tái - Vương Chi Hoán
LŨNG TÂY HÀNH
Tác giả: Trần Ðào

Phiên âm:
Thệ tảo Hung Nô bất cố thân
Ngũ thiên điêu cẩm táng Hồ trần
Khả liên vô định hà biên cốt
Do thị xuân khuê mộng lý tình

Dịch nghĩa:
Thề quét sạch Hung nô, chảng tiếc thương thân mình
Năm ngàn tráng sỹ mặc áo gấm, mũ lông điêu đã vùi xác trong đám bụi đất Hồ
Đáng thương thay nắm xương bên sông Vô-định
Vẫn còn là người trong mộng xuân của khách

Dịch thơ:
Bài hát Lũng tây

Thề quét Hung nô, xá mất còn,
Năm nghìn tướng sỹ đất Hồ chôn.
Thương thay, xương cốt bờ Vô định,
Mã vẫn người trong mộng gối xuân.
(Khương Hữu Dụng dịch)

Thề dẹp Hung nô, chẳng tiếc mình
Bụi Hồ vùi xác, lính năm nghìn.
Thương thay xương trắng bờ Vô định,
Giấc mộng phòng khuê vẫn ngóng tình.
(Ngô Văn Phú dịch - trích “Đường thi Tam Bách thủ”)

Thề quét Hung nô, chẳng tiếc thân,
Chết vùi trong cát mấy nghìn quân.
Nắm xương Vô định bên sông lạnh,
Người ở trong mơ - vẫn nhắc thầm.
(Ngô Văn Phú dịch)
CÔ NHẠN

Tác giả: Thôi Ðồ

Phiên âm:

Kỳ hàng quy tái tận
Niệm nhĩ độc hà chi?
Mộ vũ tương hô thất
Hàn đường dục hạ trì
Chử vân đê ám độ
Quan nguyệt lãnh tương tùy
Vị tất phùng tăng chước
Cô phi tự khả nghi

Dịch nghĩa:

Mấy hàng nhạn bay về tận cửa ải
Cứ nghĩ mày sao chỉ có một mình
Cơn mưa chiều, gọi nhau không được
Ao lạnh muốn xuống cũng chậm thôi
Bến mây thấp chẳng qua nổi
Trăng lạnh cửa ải còn rõi theo
Chưa hẳn đã gặp tên bắn theo
Một mình bay mà luôn ngờ vực

Dịch thơ:

Nhạn lẻ

Cả đàn đến tận ải xa,
Sao mày lại chỉ vào ra một mình?
Mưa chiều tiếng gọi mất tăm,
Bờ ao lạnh ngắt, ngại ngần liệng chao.
Mây mờ thấp, qua được sao?
Vầng trăng ải lạnh còn theo đuổi hoài.
Chắc gì đã gặp tên bay?
Nghi ngờ giang cánh, mình bay phận mình

(Ngô Văn Phú)
XUẤT TÁI

Tác giả: Vương Xương Linh

Phiên âm:

Tần thời minh nguyệt Hán thời quan
Vạn lý trường trinh nhân vị hoàn
Đãn sử long thành Phi tướng tại
Bất giao Hồ mã độ Âm san

Dịch nghĩa:

Trăng sáng thời Tần, cửa quan thời Hán
Muôn dặm trường chinh người chẳng về
Nếu như Phi tướng Long thành mà còn sống
Quyết chẳng để ngựa Hồ qua núi Âm sơn

Dịch thơ:

Ra cửa ải

Trăng Tần, ải Hán vẫn còn kia,
Muôn dặm trường chinh, chẳng được về.
Phi tướng Long thành còn sống nhỉ?
Âm sơn nào để ngựa Hồ qua.
(Ngô Văn Phú dịch)

Trăng Tần, ải Hán vẫn đây mà,
Mà khách trường chinh vẫn vắng nhà.
Phi tướng nếu giờ còn ở lại?
Âm sơn đâu có ngựa Hồ qua.
(Châu Giang dịch)
XUẤT TÁI (LƯƠNG CHÂU TỪ)

Tác giả: Vương Chi Hoán

Phiên âm:

Hoàng hà viễn thướng bạch vân gian
Nhất phiến cô thành vạn nhận san
Khương địch hà tu oán dương liễu
Xuân phong bất độ Ngọc môn quan

Dịch nghĩa:

Hoàng hà chảy tít xa tận khoảng mây trắng
Một mảnh buồm lẻ loi, muôn trượng thành cao
Sáo người Khương thổi làm chi bài Chiết liễu
Vì gió xuân có qua cửa ải Ngọc môn đâu

Dịch thơ:

Ra cửa ải

Hoàng hà chảy tít khoảng mây trôi,
Một giải thành cô núi ngất trời.
Dương liễu, sáo Khương há phải thổi,
Ngọc môn nào có gió xuân tươi.
(Ngô Văn Phú dịch)

Khúc hát Lương châu

Hoàng hà, mây trắng liền nhau,
Thành cô một mảng núi cao ngất trời.
Thổi chi Chiết Liễu sáo ơi,
Gió xuân nào lọt ra ngoài Ngọc môn
(Tương Như dịch)
QUAN SAN NGUYỆT
Tác giả: Lý Bạch

Phiên âm:

Minh nguyệt xuất Thiên san
Thương mang vân hải gian
Trường phong kỷ vạn lý
Xuy độ Ngọc môn quan
Hán hạ Bạch Ðăng đạo
Hồ khuy Thanh Hải loan
Do lai chinh chiến địa
Bất kiến hữu nhân hoàn
Thú khách vọng biên sắc
Tư quy đa khổ nhan
Cao lâu đương thử dạ
Thán tức vị ưng nhàn

Dịch nghĩa:

Trăng sáng mọc lên từ núi Thiên sơn
Mây và biển xanh một màu man mác
Cơn gió thổi dài bay mấy ngàn dặm
Thổi đến cửa ải Ngọc môn
Nhà Hán đem binh đóng ở đường Bạch Ðăng
Rợ Hồ ngấp nghé ở vịnh Thanh hải
Xưa nay vẫn là bãi chiến trường
Không thấy có ai được trở về
Người lính thú nhìn cảnh sắc vùng biên giới
Lòng nhớ nhà, gương mặt lộ vẻ buồn khổ
Ðêm nay có ai đang ngồi trên lầu cao
Hẳn phải than thở mà không dám nhàn nhã

Dịch Thơ:

Trăng cửa ải

Vừng trăng ra núi Thiên san
Mênh mang nước bể mây ngàn sáng soi
Gió đâu muôn dặm chạy dài
Thổi đưa trăng sáng ra ngoài Ngọc môn
Bạch Ðăng quân Hán đóng đồn
Vùng kia Thanh hải dòm luôn mắt Hồ
Từ xưa bao kẻ chinh phu
Ðã ra đất chiến về ru mấy người
Buồn trông cảnh sắc bên trời
Giục lòng khách thú nhớ nơi quê nhà
Lầu cao đêm vắng ai mà
Ðêm nay than thở chắc là chưa nguôi
(Tản Ðà dịch)

Trăng mọc từ Thiên san
Mênh mang mây với biển
Gió quê nghìn dặm trường
Ngọc môn quan thổi đến
Đồn Bặch đăng, Hán đóng
Vũng Thanh hải, Hồ nhân
Xưa nay người chinh chiến
Một đi là biệt tăm
Lính thú nhìn mây nước
Nhớ nhà mặt ủ nhăn
Gác cao ai thao thức
Thở ngắn lại than dài
(Ngô Văn Phú dịch)
PHÙNG NHẬP KINH SỨ

Tác giả: Sầm Tham

Phiên âm:

Cố viên đông vọng lộ man man
Song tụ lonh trung lệ bất can
Mã thượng tương phùng vô chỉ bút
Bằng quân truyền ngữ báo bình an

Dịch nghĩa:

Trông về phương đông vườn cũ, đường thăm thẳm,
Hai ống tay áo lơng thơng, lệ không khô.
Trên lưng ngựa gặp nhau không có giấy bút,
Nhờ anh nhắn hộ, tôi vẫn bình yên.

Dịch thơ:

Gặp sứ vào kinh

Thăm thẳm vườn xưa vẫn ngóng trông,
Hai tay áo thơng, lệ ròng ròng.
Gặp nhau trên ngựa, thư khôn viết,
Tôi vẫn bình an, nhắn hộ cùng.
(Ngô Văn Phú dịch)

Trời đông cách trở quê nhà,
Đầm đìa tay áo mắt nhòa lệ hoen.
Sẵn đâu giấy bút trên yên,
Gặp đây nhờ bác nhắn tin yên lành.
(Chưa rõ tên người dịch)
Dịch thủy tống biệt 易水送別
LẠC TÂN VƯƠNG 駱賓王 (640?-684)

此 地 別 燕 丹

Thử địa biệt yên Đan,

壯 士 髮 衝 冠

Tráng sĩ phát xung quan.

昔 時 民 已 沒

Tích thời nhân dĩ một,

今 日 水 由 寒

Kim nhật thủy do hàn.

Dịch nghĩa:
Tiễn biệt trên sông Dịch (1)

Nơi đây từ biệt Thái tử Đan nước Yên
Tóc tráng sĩ (2) dựng ngược đội cả mũ lên
Người xưa đã khuất rồi
Nước sông nay còn giá lạnh (3)

(1) Thuộc tỉnh Hà Bắc Trung Quốc
(2) Kinh Kha vâng mệnh Thái Tử Đan nước Yên đi mưu sát Tần Thủy Hoàng
(3) Nhắc lại lời Kinh Kha đêm chia tay "gió hiu hắt, sông Dịch lạnh ghê . Tráng sĩ một đi không trở về."

Dịch thơ:
Tiễn biệt trên sông Dịch

Nơi này biệt Yên Đan,
Tráng sĩ tóc dựng ngược.
Người xưa đã khuất rồi,
Nước sông còn lạnh buốt.

(Tương Như dịch)

Sông Dịch tiễn biệt

Đất này biệt chú yên Đan
Tóc anh tráng sĩ tức gan dựng đầu.
Người xưa nay đã đi đâu,
Lạnh lùng sông nước cơn sầu chưa tan.

(Tản Đà dịch)

Lương Châu từ

Lương Châu từ là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi tiếng của Vương Hàn (王翰) được sáng tác từ tên gọi của một điệu hát cổ của người Trung Hoa nói về chủ đề trận mạc, biên ải. Trong thơ cổ Trung Hoa, nhiều điệu hát dân gian như các từ, khúc Thượng chi hồi, Chiến thành nam, Tương tiến tửu, Hoàng tước hành, Lạc mai hoa... được rất nhiều nhà thơ ưa chuộng và thường dùng để đặt tên cho tác phẩm của mình, đặc biệt trong Đường thi.

Vương Chi Hoán, một tác giả thời Sơ Đường cũng có bài thơ Lương Châu từ (hay còn có tên Xuất tái-Lương Châu từ) nhưng không nổi tiếng bằng.

Tác phẩm

葡萄美酒夜光杯,
欲飲琵琶馬上催。
醉臥沙場君莫笑,
古來征戰幾人回。

Phiên âm

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Dịch nghĩa

Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly
Muốn uống nhưng tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, bác chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về.

Dịch thơ

Bồ đào rượu ngát chén lưu ly
Toan nhắp tỳ bà đã giục đi
Say khướt sa trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về.

(Trần Quang Trân)


Rượu bồ - đào, chén dạ quang
Muốn say, đàn đã rền vang giục rồi
Sa trường say ngủ ai cười
Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu

(Trần Trọng San)


Rượu ngon, ly cốc ngời ngời
Chưa chi đã giục "Chàng ơi lên đường!"
Đừng cười gã sỉn nằm sương
Mấy ai chiến đấu còn đường rút lui.

(Hoàng Đình Quang)

No comments: