19.12.06
December 19, 2006: PHƯƠNG PHÁP - L.E.A.D.E.R.S
Lắng nghe để học hỏi (Listen to Learn); thấu hiểu cảm xúc (Empathize with Emotions); vun đắp khát vọng (Attend to Aspirations); đoán và trình bày chi tiết (Diagnose and Detail); tiến hành để có kết quả tốt (Engage for Good Ends); phản ứng với sự tôn trọng (Respond with Respectfulness) và nói cụ thể (Speak with Specificity) là các kỹ năng tạo nên phương pháp lãnh đạo L.E.A.D.E.R.S.
Image
* Lắng nghe để học hỏi (Listen to Learn)
Các nhà lãnh đạo biết lắng nghe để học hỏi hiểu rằng việc lắng nghe thực sự cần sự liên hệ bằng mắt, đối mặt với người nói, tránh sao nhãng và đợi cho đến khi người nói nói xong rồi mới phản ứng.Lắng nghe thường được chú ý hơn các cách truyền đạt khác và nó được xem là chìa khoá dẫn đến sự trao đổi thành công.
Việc lắng nghe tích cực là lắng nghe có mục đích, nghe những điều được nói ra, nhận ra giọng và âm điệu của người nói, và có một đầu óc rộng mở. Hãy học hỏi thông qua lắng nghe và cả hai điều này đều là những điều kiện tiên quyết cho việc lãnh đạo.
* Thấu hiểu cảm xúc (Empathize with Emotions)
Các nhà lãnh đạo nên đưa cảm xúc vào các cuộc trò chuyện để chỉ ra rằng họ thấu hiểu. Những bước hiệu quả để có được một mức độ thấu hiểu bao gồm các cụm từ như "giúp tôi hiểu sự quan tâm của bạn về vấn đề này".
Thấu hiểu xúc cảm giúp khuyến khích phản hồi và tạo ra môi trường làm việc nơi mà mọi người dễ bộc lộ. Không khó để hiểu sự căng thẳng của nhân viên, cảm xúc mà họ đang trải qua và sau đó tiến tới thảo luận về vấn đề.
* Vun đắp khát vọng (Attend to Aspirations)
Các mục tiêu cá nhân nên được thừa nhận và khuyến khích khát vọng hướng tới một môi trường tích cực. Khát vọng - ao ước và tham vọng tiến bộ mạnh mẽ, phát sinh từ bên trong và hướng chúng ta tới hành động. Các nhà lãnh đạo biết rằng vun đắp khát vọng là điều rất quan trọng bởi vì nó khuyến khích hiệu quả bằng việc giúp đỡ những người khác phát triển.
Một môi trường loại trừ lẫn nhau rất dễ khiến các cá nhân làm việc mà không có khao khát tự hoàn thiện chính mình và cải thiện hoàn cảnh. Sẽ rất quan trọng cho tổ chức nào đó rõ ràng về tầm nhìn, nhiệm vụ và giá trị để các nhân viên có thể diễn tả khát vọng cá nhân và hiểu họ phù hợp với điều gì.
* Đoán và trình bày chi tiết (Diagnose and Detail)
Một nhà lãnh đạo phải có kỹ năng đoán và trình bày chi tiết thực tế trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào để tránh việc thừa nhận sai và những kết luận không như mong muốn. Có một vài mức độ chẩn đoán cần được xem xét - từ góc độ triết lý và văn hoá - thông qua các chính sách và chiến lược, và cuối cùng tới các cấp độ chiến thuật và logic. Có nhiều câu hỏi được đặt ra để tìm kiếm những chi tiết cần thiết cho việc ra quyết định tốt, và hình thành chúng theo cách để tránh được những phản ứng tiêu cực hoặc dẫn tới sự im lặng cũng rất quan trọng.
* Tiến hành để có kết quả tốt (Engage for Good Ends)
Lựa chọn thời điểm thích hợp cho việc lên kế hoạch, ra quyết định, tiến hành để mang lại những kết quả tốt nhất cho tổ chức trong khi vẫn giữ vững các tiêu chuẩn đạo đức. Mỗi chúng ta có quyền nghĩ và hành động theo cách chúng ta thích, nhưng đó không phải là suy nghĩ và hành động của một nhà lãnh đạo thực sự. Tiến hành hoạt động nhằm tạo ra và duy trì một môi trường đạo đức phải nằm trong nhiệm vụ của một tổ chức hiệu quả. Cũng như để hoạt động tổ chức hiệu quả, các nhà lãnh đạo nên đưa ra các mối quan tâm có tính đạo đức với thái độ ngay thẳng, không sợ trả thù.
* Phản ứng với sự tôn trọng (Respond with Respectfulness)
Các nhà lãnh đạo tôn trọng giá trị và phẩm giá của các cá nhân, nhạy cảm với sự khác biệt quyền lực, và giải quyết các xung đột với sự trung thực và kiên nhẫn. Các cá nhân cũng được quan tâm đến quyền riêng tư, bảo mật và tự định hướng. Họ nhận thức được các xung đột tiềm ẩn giữa các bổn phận phải thực hiện và quyền cá nhân. Khi có xung đột về bổn phận, mối quan tâm và quyền lợi của các cổ đông, nhà lãnh đạo phải cố gắng giải quyết các xung đột này nhằm loại trừ hoặc tối thiểu bất kỳ nguy hại nào với những người khác.
* Nói cụ thể (Speak with Specificity)
Nói sẽ thể hiện kỹ năng lãnh đạo cũng như quyền lực cá nhân và ảnh hưởng của một người trong tổ chức. Nếu một nhà lãnh đạo là một diễn giả đầy kỹ năng, ông ta hoặc bà ta có thể gợi ra sự chú ý, sắp xếp các ý tưởng, mang lại trật tự và hướng dẫn, giải quyết vấn đề, thuyết phục và xây dựng sự tin cậy. Để thành công như một nhà lãnh đạo, một người phải mài sắc và phát triển kỹ năng nói.
Sử dụng 7 kỹ năng lãnh đạo cần thiết này, việc lãnh đạo không bị giới hạn trong vị trí và quyền lực hoặc cấp bậc. Bất cứ ai cũng có thể trở thành lãnh đạo và cũng có thể thực hành phương pháp này, nhất là khi xã hội của chúng ta luôn thay đổi không ngừng trong mọi lĩnh vực. Khi các cá nhân thực hành các kỹ năng lãnh đạo tốt và thừa nhận thay đổi, toàn bộ tổ chức sẽ phát triển và có lợi.
NPS - Lốc Cốc Tử (St)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment