Khi cảm xúc dâng trào không ai có thể tự kiểm soát được hành vi bản thân và bị cuốn hút vào vòng xoáy của nó. Để rồi khi cảm xúc qua đi lại tự hỏi sao lúc đó bản thân không kiềm chế được, kết quả sau đó là một chuỗi dằn vặt. Những cảm xúc có sức mạnh điều khiển lý trí là tức giận, cô đơn chán nản, buồn và cả hạnh phúc, sung sướng quá mức.
Một trong những cảm xúc ẩn chứa năng lực và sức tiềm tàng mạnh mẽ là tức giận, đây cũng là chìa khóa nhằm hé mở cửa sổ vô thức và các hành vi cảm xúc khác. Được coi là quan trọng bởi vì mục đích và động cơ thúc đẩy hành vi ngoài tầm kiểm soát của tầng ý thức. Nóng giận có thể làm chúng ta hành động nhưng không nhận biết được chiều sâu cũng như lí do thể hiện nó.
Cũng như bao cảm xúc khác, tức giận có nguồn gốc sâu thẳm trong cõi vô thức, tùy sự giáo dục của gia đình, môi trường sống mỗi người đều có sự thể hiện khác nhau. Nhìn chung cảm xúc này xảy ra do một hành vi một lời nói nào đó đụng chạm đến những gì ẩn chứa trong vô thức : vết thương lòng tiềm ẩn, nhu cầu không được thỏa mãn, điểm nào đó đối tượng giữ sâu kín nhưng không nhớ, không để ý đến … Ngoài ra còn hệ tại những điều kiện vỏ bọc như bảo vệ lập trường bản thân, sự thay đổi cách cư xử của người khác, muốn thể hiện ảnh hưởng của mình, che dấu cảm xúc khác như bị xúc phạm, bị xa lánh, bị ép bức…
Một khi tức giận nảy sinh cũng đồng nghĩa đánh mất tự chủ bản thân: nóng giận mất khôn hay giận cá chém thớt. Bản thân phản ứng mạnh như người đã sẵng sàng chiến đấu, chỉ cần địch khai pháo là tuôn xả đáp trả nặng hơn để rồi căng thẳng càng ngày càng leo thang. Ngoài ra tôi có thể đè nén sự tức giận của mình vì kẻ địch là bề trên, để rồi gặp người khác thấp vế hơn, tôi lại bắn xối xả vô lý nhằm giải tỏa. Kết quả thu được sau đó là mệt mỏi, tự trách bản thân phản ứng bốc đồng, nhưng dù thế những lần sau tôi vẫn tiếp tục lập lại hành vi đó. Chẳng lẽ phải nói câu pó tay chấm cơm với việc giữ quân bình cảm xúc và những hành vi cuốn theo?
Khi lòng ham muốn, thèm khát, dục vọng bốc cao, nếu bạn lập tức điều hòa hơi thở thì dục vọng chấm dứt. Lúc nào tư tưởng tán loạn, nhảy nhót lung tung, bồn chồn, lo sợ, căng thẳng, việc đầu tiên bạn cần làm hít vào sâu, nín thở vài ba giây, bụng phình, sau đó thở ra từ từ và cũng nín thở vài ba giây. Nhịp nín thở khi hít vào và thở ra là tùy sức mỗi người. Đây là cách thở bụng 4 thì của các nhà luyện dưỡng sinh khí công, Yoga. Cụ thể như sau:
Pha 1: Bắt đầu từ thở ra, nhẹ, sâu, dài cho hết CO2 để không có không gian tích tụ, ôxy có thể vào tận cùng các phế nang ở đáy phổi. Nếu không ở đáy phổi sẽ thiếu ôxy triền miên.
Pha 2: Nín thở tùy sức.
Pha 3: Hít vào bằng mũi, êm, nhẹ, để mũi kịp điều chỉnh nhiệt độ và ngăn bụi, vi khuẩn. Lưỡi sát hàm răng trên, mặt tươi tỉnh, lắng nghe hơi thở ra vào. Chủ động hạ cơ hoành tự nhiên, ép bụng dưới làm bụng phình lên; hít vào đến khi nào không hít được nữa; thư giãn toàn thân, mắt lim dim, dần dần chuyển vào trạng thái anpha (sóng não dao động 4-10 héc/giây).
Pha 4: Nín thở tùy sức. Sau đó trở lại pha 1 (thở ra...).
Mỗi ngày, nên tập thở dưỡng sinh 1-2 lần vào tối trước khi ngủ và sáng lúc thức dậy.
Bạn muốn đọc nữa....?
No comments:
Post a Comment