Hài, lúc còn bé đi chơi lang thang đường phó SG, đôi khi tôi còn thấy máy cái tổ chim bị rơi, lúc đoá vui mừng lắm thấy nó ngộ ngộ, xinh xinh ngồi chơi với nó và thả hồn tưởng tượng ra nếu có thêm vài cái trứng chim nho nhỏ trong tổ thì.... linh tinh và lang tan. Giò đây nhìn khắp SG cũng khó tìm được cái tổ chim hoang nèo cả. Tự nhiên lòng thấy chùng xuống, thấy mất mát đi cái gì đoá thật là ý nghĩa. hài......zà chim bít về đâu khi nhà đã bán!
27.2.08
February 27, 2008: Tổ chim
26.2.08
February 26, 2008: Hoa đào năm ngoái...
Nhưng rồi đèn sách và mộng công hầu không xóa mờ hình bóng của giai nhân. Đào Hoa Trang vẫn gợi lên một hình ảnh đầm ấm trong trí não, khiến lòng chàng nho sinh chan chứa biết bao tình cảm mặn nồng...
Rồi năm sau, ngày hội du xuân đến. Thôi Hộ tìm đến Đào Hoa Trang. Cảnh cũ còn đó, nhưng con người xưa vắng bóng. Cửa đóng then cài. Chỉ có ngàn hoa đào rực rỡ phe phẩy theo gió xuân như mỉm cười, chào đón khách du xuân.
Ngẩn ngơ, thờ thẫn trước cảnh cũ quạnh hiu, Thôi Hộ ngậm ngùi:
- Hay là nàng đã về nhà chồng!
Từng bước một, chàng quay bước trở ra. Lòng cảm xúc vô hạn, rồi muốn ghi lại mấy dòng tâm tư của mình, chàng thảo mấy câu thơ trên cửa cổng:
Năm ngoái ngày này vẫn cửa trong,
Hoa đào mặt ngọc đối vầng hồng.
Mặt hoa nay biết đi đâu vắng?
Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông.
Nguyên văn:
Khứ niên kim nhựt thử môn trung,
Nhơn điện đào hoa tương ánh hồng.
Nhơn điện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
Chiều đến, nàng thiếu nữ họ Đào cùng thân phụ đi viếng người thân trở về. Nàng theo sau cha, chợt nhìn lên cổng thấy bốn câu thơ, nét chữ tinh xảo, ý thơ dồi dào, nàng hiểu rõ tâm tình của khách du xuân năm ngoái. Nàng buồn bã thở dài, hối tiếc duyên vừa gặp gỡ lại khéo bẽ bàng.
Rồi ngày này sang ngày khác, nàng thiếu nữ họ Đào vẫn tựa mình bên cửa cổng, mong đợi và hy vọng người khách hào hoa phong nhã xin nước năm xưa. Nhưng ngày lại ngày qua, mấy lần bóng chiều xuống, bóng người xưa chẳng thấy mà chỉ thấy vài cánh chim chiều bạt gió, lẻ loi từ ngàn phương kêu bạn đổ về bằng một giọng não nùng...
Nàng âm thầm gạt lệ. Nhưng lệ vẫn trào lên khóe mắt, đẫm lên đôi má. Rồi đông qua xuân đến, hè lại thu sang, lá rơi rụng bay lả tả phủ đầy thềm. Trời thu hiu hắt. Cảnh sắc thu thêm giục khách sầu đau. Rồi mỗi khi xuân về, ánh thiều quang ấm áp, ủ ấp trên ngàn cây nội cỏ càng gợi lại nỗi nhớ nhung hình ảnh của ai làm dằng dặc cõi tâm tư.
Nàng cảm thấy đời hoàn toàn tuyệt vọng. Rồi từ ấy nàng bỏ ăn bỏ ngủ, thân hình tiều tụy, dung nhan võ vàng. Thân phụ ngày đêm lo lắng, tìm thầy thuốc. Nhưng nào biết đâu: "Nhược hữu lương y viên tuyệt mạng, tùng lai vô dược liệu tương tư" (Có thầy giỏi cứu được sự sống cho người, chớ không có thuốc chữa bịnh tương tư).
Biết không sống được, nàng đành thuật lại tâm sự của mình cho cha già nghe và xin tha tội bất hiếu. Người cha xúc động đau khổ cho số phần đen bạc của đứa con gái duy nhứt của mình. Nhìn thấy đứa con nằm thiêm thiếp trên giường như chờ đợi tử thần, ông lão thương con nóng lòng, đâm liều chạy tìm người đã đề thơ trên cổng. Nhưng hạc nội mây ngàn tìm đâu cho thấy.
Người cha đau khổ ấy bối rối, cứ chạy ra chạy vào, lòng mang một mong mỏi yếu đuối. Trong giờ phút cuối cùng may được gặp chàng trẻ tuổi xa lạ đã gây sóng gió bão tố trong gia đình ông mà giờ phút này, ông cho là vị cứu tinh của gia đình, nên ông lại chạy kiếm nữa...
Vừa ra khỏi cổng, bỗng chạm phải một người. Ông ngửng mặt nhìn. Đó là một thư sinh tuấn tú. Thấy ông, mặt mày giàn giụa nước mắt, cử chỉ hốt hoảng, chàng thư sinh thăm hỏi. Ông vừa bươn bả đi vừa kể lể. Nhưng kể chưa dứt câu chuyện, chàng thư sinh bỗng ôm mặt khóc. Ông lão lấy làm ngạc nhiên, chưa kịp hỏi thì chàng thư sinh nói:
- Tôi là Thôi Hộ, người đã đề bài thơ trên cổng...
Chàng chưa dứt lời, ông đã mừng rú lên rồi lôi sền sệt chàng vào nhà, đưa thẳng đến phòng.
Nhưng nàng thiếu nữ cũng vừa trút hơi thở cuối cùng.
Nhìn nàng thiếu nữ nặng tình yêu đã vì chàng mà vóc liễu tiều tụy, dung nhan võ vàng, chết một cách thảm thiết, chàng cảm động quá, quỳ bên giường, cầm lấy tay nàng. Chàng úp mặt vào mặt nàng, khóc nức nở!
Lạ thay, nước mắt của chàng rỏ xuống mặt nàng thiếu nữ họ Đào, thì nàng bỗng từ từ mở mắt ra đăm đăm nhìn chàng, trên môi điểm một nụ cười tươi thắm. Nàng đã sống lại. Ông già họ Đào mừng rỡ. Chàng thư sinh họ Thôi hớn hở vui tươi.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả Kim Trọng sau khi về Liêu Dương hộ tang chú, quay trở lại vườn Lãm Thúy để tìm Kiều, có câu:
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Đó là do điển tích trên.
21.2.08
February 21, 2008: Thư gửi con gái đang chọn lựa người yêu
Con yêu mến! Việc lựa chọn người ấy phải do con tự định đoạt, vì việc đó quan hệ trọn đời con. Ý kiến của ba chỉ là để hướng dẫn con phần nào thôi. Ba hân hoan tưởng tượng đến một ngày nào đó con gái ba với cặp má ửng hồng e lệ, giọng nói run run cảm động, báo cho ba biết một chàng trai sắp sửa đến xin ba được cưới con. Khi ấy, ba sẽ hoàn toàn sung sướng với hi vọng rằng chàng rể của ba không phải là một anh chàng quá bảnh trai và khéo nói. Vì một chàng trai như thế thường là được nhiều cô gái say mê và tính tình của họ thường là kiêu kì, thiếu chung thủy! Ba không ưa những anh chàng quá chải chuốt bề ngoài. Sự chải chuốt ấy chiếm quá nhiều thời giờ trong đời họ, còn đâu dành cho hạnh phúc của kẻ khác! Ba không ưa những anh chàng quá lập dị, ăn mặc, cử chỉ lố lăng. Họ đâu biết thích ứng với hoàn cảnh và cư xử cho phù hợp với xung quanh? Ba không ưa những anh chàng quá tỏ ra thông thái, không ai có thể làm vừa lòng họ. Họ tự phụ với sự hiểu biết của mình, song thực ra họ thường không quyết đoán và kém phần khẳng khái. Trí óc đa dạng của họ làm người khác thán phục, nhưng không sưởi ấm một ai! Ba không ưa những anh chàng quá tỏ ra ham công tiếc việc. Họ không còn thì giờ để thưởng thức thiên nhiên, không biết sống hồn nhiên đơn giản, và không còn đủ tâm trí khoáng đạt để yêu thương. Công việc của họ chẳng khác gì những vực sâu vùi lấp tâm hồn họ. Ba không ưa những anh chàng tỏ ra quá đạo đức. Quy phạm đạo đức của họ che mắt cả thế giới hữu hình, làm họ thiếu thực tế. Họ thường đòi hỏi quá đáng với người vợ và quá ít quan tâm đến giá trị của miếng cơm manh áo. Ba không ưa những anh quá giàu sang. Họ còn bận tâm lo cho sản nghiệp mỗi ngày một lớn, của cải mỗi ngày một nhiều. Như thế còn đâu cho tình gia đình? Ba không ưa... Ba không ưa... Có lẽ con sẽ nghĩ thầm: Thế người ta cũng không ưa ba thì sao? Khoan đã! Người chồng của con gái ba, thì thế nào ba chẳng ưa... miễn là họ chân thành. Nhất là phải quân bình, đừng quá thiên lệch về một đức tính nào ba kể trên. Ba chỉ cầu mong ở họ một tâm hồn cao thượng, dù ở bất kì một địa vị nào... Theo Mực Tím
13.2.08
February 13, 2008: Tết 2008, truỵ lạc
Tết... mỗi người đều có dự định để đón nó và có cảm về nó khác nhau, riêng tớ thì năm nào cũng "bơi" trong rượu bia. Thành lệ 1h sáng mùng 1 đều khai đao đầu năm ở nhà tớ, mọi năm, vì tinh thần trách nhiệm của gia chủ cao, nên tớ chỉ uống cầm hơi để còn bít đường "tiễn bạn... về nhà". Năm nay, nhìn lại 1 năm, chán trong chán ngoài tớ quyết định thả nổi, kết quả là tàn tiệc vào lúc 6h30 sáng mùng 1 và đóng cửa xong tớ chẳng biết gì...
Hệ quả dây chuyền là suốt mấy ngày tết tớ chỉ la cà nhà các bạn học cũ, hết nhà thèng này lại đến nhà thèng kia... 1 chuỗi say - tỉnh, tỉnh -say bất tận đến tận hôm nay vẫn còn say.
Tết 2008 tớ được cái j??? Có trời mới biết hết. Nhưng cái này thì chắc chắn phải up lên thui, tớ chụp được của thèng bạn làm phó bí thu phường NCT của tớ và cái toy trên ngực nó là của thèng bạn khác... chứ không phải của nó à. Đúng là vui hết biết!!!
1.2.08
February 01, 2008: Trích đoạn hay của Hồi Ký Tâm Phan
NGƯỜI VIỆT Ở THỤY SỸ
...Cách đây 3 tuần, tôi rất vui khi nhận được đt của chị mời tới nhà chị dự tiệc Sinh nhật con trai chị 10 tuổi. 2 vợ chồng tôi rất háo hức, lựa chọn quà cho cậu bé và mong đợi sẽ được gặp nhiều người Việt ở bữa tiệc này. Quả đúng như vậy, nhà chị hơi xa trung tâm nhưng rất ấm cúng và đông vui, Tây ta lẫn lộn, trẻ con nô đùa chạy khắp nhà. Không khí hôm đó thật ấm cúng, các chị vào bếp bưng ra những món ăn mà nhìn đã thấy “nhớ nhà”: nem (chả giò), nộm (gỏi), gà lagu, bò sốt vang (bò kho). Tôi được gặp nhiều đồng hương, được nói tiếng Việt thấy vui lắm, ai tôi cũng hỏi chuyện tíu tít...
Sau một hồi thì tôi ngồi túm tụm với mấy ông chồng bàn chuyện chính sự (Hoàng Sa-Trường Sa), còn Simon thì ngồi với các bà... buôn chuyện bếp núc. Mặc dù ngồi quay lưng lại với chồng nhưng tôi vẫn để nửa tai nghe chuyện chồng (nhỡ có lúc ông ý cần phiên dịch...) và tôi hơi khó chịu với những điều nghe thấy...
Trong đám các bà thì có 1 bà chưa chồng nói được chút tiếng Anh đại diện ngồi cạnh nói chuyện với S nhưng câu chuyện ko dừng ở mức độ xã giao mà đi sâu vào đời tư tiền bạc. S thì lại rất vô tư nghĩ người VN vẫn hay vậy, hỏi tên tuổi làm gì ở đâu ngay từ đầu nên anh trả lời rất thành thật. Tệ hơn nữa, chị này trước mặt S thì tỏ ra quan tâm ân cần hỏi han nhưng moi được thông tin nào là ngay lập tức quay sang buôn với mấy bà kia = tiếng Việt ngay trước mặt anh, biết rõ rằng anh ko biết tiếng Việt. Không cần biết nói gì mà riêng hành động đó đã là bất lịch sự rồi, lại còn để tôi nghe thấy (vì chị ta nói bô bô ra ấy): này, chúng nó có tiền đấy.. đã mua nhà rồi cơ mà, con vợ nó đeo nhẫn kim cương kìa.. thằng này đẹp giai mà hiền nhỉ...
Tôi nghe đã thấy hơi “ngứa” nhưng vờ như không nghe thấy, vẫn nói chuyện bình thường với các ông chồng (như các bà vẫn tưởng), nhưng rồi tôi nghĩ chuyện vớ vẩn mấy bà rỗi việc ấy mà, mình cũng chẳng giao du thắm thiết với họ nên... bỏ qua.
Ngồi bàn chuyện chính sự với các ông chồng cũng rất thú vị, tôi nói chuyện nhiều nhất là với anh L Việt Kiều hơn 30 năm rồi. Anh đã sống qua thời chiến và hiểu biết về chính trị nên chúng tôi nói chuyện rất hợp gu. Anh L cũng rất vui tính, hay chọc mấy bà và cũng hay bị mấy bà chọc quê. Tôi thấy thích cái không khí đầm ấm thế này và thầm mong có thêm nhiều buổi hội họp như vậy trong tương lai...
2 hôm sau thì S đi công tác ở Bangladesh (lũ lụt), tôi ở nhà 1 mình buồn, may nhận được email của anh L về mấy tin tức sự vụ, liền reply cám ơn & hỏi anh có vụ party gì cuối tuần cho em bám càng với. Vừa gửi đi xong đã thấy chuông đt reo, anh L gọi: “chồng đi công tác hả em? ăn 1 mình có buồn ko? qua anh làm hủ tíu cho ăn nè”. Nghe thì cũng hấp dẫn nhưng lúc đó tôi đã nấu cơm tối rồi nên hẹn hôm khác.
Hôm sau anh L tới đón tôi qua nhà anh ăn tối. Tôi mang 1 cái bánh gatô sang, coi như góp tiệc liên hoan, mặc dù chỉ có 2 người. Căn hộ anh ở được bài trí rất khéo và trang nhã, anh nuôi 1 con vẹt nói tiếng Pháp rất dễ thương. Anh bật nhạc của Quang Dũng, những bài hát nghe rất ấm nồng (tôi cũng thích giọng ca của QD). Anh thì lúi húi trong bếp làm hủ tíu và mỳ hoành thánh trong khi tôi chơi với con vẹt. 1 lúc sau bàn tiệc được dọn ra, món hủ tíu & hoành thánh anh làm còn ngon và đủ vị hơn cả ngoài tiệm, từ nước lèo, hành mỡ... tới những viên hoành thánh nhân tôm thịt, thơm ngon vô cùng. Lâu lắm rồi tôi mới được ăn 1 tô hủ tíu mỳ ngon như vậy. Vừa ăn 2 anh em vừa nói chuyện chính trị xã hội rất thú vị.
Sang tới phần dessert tôi mới hỏi anh đã đọc blog của tôi chưa? vì tôi có gửi anh cái link entry “Thằng Tàu to gan thế nào” để cùng thảo luận với anh về Hải quân TQ. Anh nói anh chưa đọc mà khi vào blog tôi anh đã mò ngay tới entry “Sex trước hôn nhân”. Tôi cười phá lên nói: “đàn ông là vậy phải ko? cứ thấy chữ sex là làm trước, cái khác tính sau?!!”. Chúng tôi cùng cười và từ đó chủ đề chuyển sang Sex...
...Tôi đã quan hệ sex với người yêu hồi tôi 19 tuổi. Phải nói là nó rất tuyệt vời và làm cho tình yêu của chúng tôi thêm thăng hoa. Chúng tôi yêu nhau, rất tâm đầu ý hợp, và vô cùng hạnh phúc. Gia đình 2 bên đều vun vén. Khi đó cả 2 đều là sinh viên và sống cùng gia đình (mỗi đứa 1 nhà), khi thì sex ở nhà anh ấy, khi thì ở nhà tôi. Các cụ cũng biết nhưng không ngăn cấm mà cũng không can thiệp, lờ đi coi như không biết. Như vậy là chúng tôi cũng thoải mái, ko phải lén lút cái gì, chỉ cần kín đáo và tế nhị thôi (nghĩa là tôn trọng người khác khi họ tôn trọng chuyện riêng tư của mình).
Tôi không bao giờ nghĩ mình như vậy là “mất trinh”, là “đáng xấu hổ”, là lo sợ “ko thể lấy ai khác ngoài anh ấy”. Thực lòng, tôi sợ mất danh dự, mất lòng tự trọng, mất tình nghĩa, mất nhân tính, mất đạo đức... chứ “mất trinh” thì có lẽ nó là cái cuối cùng trên đời này tôi sợ mất. Nói như vậy, không phải tôi coi thường trinh tiết mà động cỡn thấy giai là fuck (xin lỗi!). Ý tôi là “cái trinh” không phải là cái gì to tát cả. Nó ko phải tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức con người. Nó cũng ko phải là cái quyết định vận mệnh của 1 đời người. “Mất trinh” là cái gì? Là đã có sex rồi chứ gì? Sex thì có gì là xấu? Ngược lại, nó rất đẹp, nó làm cả 2 cùng sung sướng, hạnh phúc và yêu nhau hơn. Nó là thần dược kỳ diệu cho tình yêu thêm nồng. Và dĩ nhiên càng yêu nhau, cả 2 càng muốn lấy nhau, và chắc chắn hôn nhân ấy sẽ hứa hẹn nhiều hạnh phúc hơn là những hôn nhân không có sex hay sex nhạt nhẽo. Tôi yêu người yêu tôi. Tôi quan hệ sex với anh là hoàn toàn tự nguyện (chứ không phải “cho-nhận”) vì tôi muốn cả 2 cùng được thăng hoa, cùng lên đến đỉnh cao của hạnh phúc. Vậy tôi quan hệ sex với người tôi yêu thì có gì phải xấu hổ???
Rồi xong! Tôi đã mất trinh! Nếu đã mất trinh rồi thì fuck 1 lần hay 1 tỉ lần thì có khác gì nhau? làm gì có con chip đếm page view gắn ở dưới đấy mà lo? Nếu đã mất trinh rồi thì fuck 1 thằng hay 1 tỉ thằng, ai biết? Nhưng sao tôi ko làm điều đó? Sao tôi không đi fuck tứ tung đi cho nó bõ cái công “mất trinh”? hơ! Vậy thì cái gì ngăn tôi lại? Trinh thì mất rồi, sợ gì??? Xin thưa, tôi sợ mất Lòng Tự Trọng ạ. Tôi sợ nhất là mất lòng tự trọng với bản thân mình. Không có gì nhục nhã hơn là tự mình khinh mình, ghê tởm mình. Tôi rất coi trọng cái đạo đức, tiết hạnh của mình, cái pride (niềm tự hào) của mình chứ ko phải cái “màng trinh” vớ vẩn. Vì Lòng Tự Trọng - tôi không đi ngủ lang, nay thằng này, mai thằng khác. Vì Lòng Tự Trọng - tôi chỉ chung thủy với 1 người tôi yêu mà thôi (chứ ko phải vì anh lấy mất trinh tôi thì tôi chung thủy với anh đâu nhé!)...
- Mục Lục
-
Từ ngày bắt đầu viết Hồi ký (15/10/07) tới giờ đã được 1 tháng mà mình vẫn chưa có kế hoạch sẽ viết gì cho những chương tiếp theo.
5 chương đầu được viết ra theo cảm hứng bất chợt nên có hơi lộn xộn về trình tự thời gian. Hôm nay mình mới ngồi lại vạch rõ mục lục, cũng là để tự nhắc mình đi theo đúng cấu trúc vạch sẵn (bệnh nghề nghiệp.. thông cảm). Tính mình nếu không có tổ chức kế hoạch sẵn là hay đi lung tung nên bây giờ phải viết mục lục. Có gì thì mọi người nhắc nhé. Ai quen thân thấy Tâm có quên sự kiện chi tiết gì thì nhắc luôn thể nhé..hehe...
Bạn muốn xem chương nào thì click vào chương đó, đường link sẽ dẫn bạn tới nơi. Cheers*
Thể loại tâm lý, tình cảm, bi kịch.. Thể loại tình cảm lâm li, lãng mạn, cấm trẻ em dưới 18 tháng tuổi Thể loại tình cảm, lãng mạn, cấm trẻ em dưới 20 tháng tuổi vì có câu “Trao Phân Gửi Thận”Thể loại hành động, tình cảm, bi kịch (theo trình tự thời gian thì chương này phải là chương 17)
Chương 5: Những tháng ngày tươi đẹp
Thể loại hình sự, trinh thám, hành động, mafia, tình cảm, tâm lý Thể loại hành động, tâm lý, bi kịchChương 7: Câu chuyện Thượng Hải
Chương 7 phần 2: Em Gái Thượng Hải
Chương 7 phần 3: Mối Tình Thượng Hải
Chương 7 phần 5: Gia Đình Quảng Châu
Thể loại kiếm hiệp, anh hùng trượng phu, Hồng Lâu Mộng, tình cảm, lãng mạn, cấm trẻ em dưới 3 tháng tuổiChương 8: Thị trường Sex ở Thái Lan
Thể loại đồi trụy, too hot, cấm trẻ em trên 70 tuổi
Chương 9: Sri Lanka – hòn đảo thần tiên
Thể loại cổ tích, văn hóa, tùy bút
Chương 10: Giá trị của cuộc sống
Thể loại tâm lý, bi kịch
Chương 11: Đụng độ với Gangster
Thể loại trinh thám, hình sự, gangster, xã hội đen (kiểu) Hongkong, hành động, bạo lực tàn khốc, máu me đầm đìa
Chương 12: Mẹ tôi với Tử Thần
Thể loại tình cảm, tâm lý, bi kịch
Chương 13: Tuyệt vọng ở Macau
Thể loại hình sự, tâm lý, bi hài kịch
Chương 14: Dr. Warin
Thể loại tình cảm, tâm lý, bi kịch, tùy bút
Chương 15: Yangon – Thành Phố Buồn
Thể loại bi kịch, tùy bút
Chương 16: Người yêu part-time
Thể loại tình cảm, lãng mạn, tâm lý xã hội, cấm trẻ em dưới 15 tuổi (cấm thật đấy)
Chương 17: Khủng bố tinh thần
Thể loại chưởng cổ (vì có Lão Bà Bà 70 tuổi song phi, nhảy cao đá xoay..), hình sự trinh thám, hành động, kiếm hiệp, vũ lực tàn bạo
Chương 18: Salaam Bombay
Thể loại Bollywood Ấn Độ, văn hóa, lãng mạn, tùy bút
Chương 19: Áo cưới Saree (Sà Ri)
Thể loại cổ tích, tâm lý, lãng mạn, bi hài kịch
Chương 20: Vui buồn Koh Samui (Thailand)
Thể loại tâm lý, lãng mạn, bi hài kịch
Chương 21: Đời sinh viên ở Sydney
Thể loại giáo dục, hành động (tích cực), tùy bút, phóng túng, ăn chơi sa đọa, đú đởn (ơ ..sinh viên mà )
Chương 22: Cô bé tên Đình Đình
Thể loại tình cảm, bi kịch, tâm lý, lãng mạn
Chương 23: Sự văn minh của Xã hội Úc
Thể loại hành động (tích cực), văn hóa, giáo dục, tùy bút
Chương 24: Thuyền về bến đỗ
Thể loại tuồng, chèo, cải lương, sến
Ngoài ra Tâm cũng muốn viết về 1 số đề tài như sau (hãy click vào đề tài mà bạn quan tâm nhé)
Giáo dục trẻ em bằng vũ lực?!!!
Entry Liên Hiệp Quốc - kêu gọi Tình Đồng Hương trong Cộng đồng người Việt ở nước ngoài
Chung sống tiền hôn nhân
Sự xa xỉ của phương Tây
Bảo vệ môi trường – Sự nóng dần của Trái Đất